ClockThứ Sáu, 22/05/2015 09:30

Sống lại bưu điện văn hóa xã

TTH - Sau hơn 1 năm Bưu điện tỉnh triển khai "Chiến dịch đổi mới hoạt động tại các điểm Bưu điện văn hóa xã" (BĐVHX) và tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Chung tay để vun đắp điểm BĐVHX"; cảnh đìu hiu, vắng vẻ trước đây đã không còn.

Thiếu nhi đến BĐVHX Phú Thanh (Phú Vang) đọc sách truyện

Sau khi triển khai “Chiến dịch đổi mới hoạt động tại các điểm Bưu điện văn hóa xã” của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (tháng 3-2014), đến nay, tổng doanh thu của Bưu điện tỉnh quý I/2015 đạt trên 2 tỷ đồng, tăng trên 106% so với quý IV/2014; doanh thu bình quân tháng/điểm tăng trên 109%.

Những năm 1998-2004 là giai đoạn “hoàng kim” của các điểm BĐVHX. Cùng với cả nước, các điểm BĐVHX trên toàn tỉnh đã tạo thành một mạng lưới điểm dịch vụ bưu chính viễn thông rộng khắp trong cộng đồng dân cư; góp phần xóa “nghèo” thông tin, nâng cao dân trí cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng biển và đầm phá. Nhưng từ năm 2006, khi mạng viễn thông phát triển mạnh, nhất là điện thoại di động, internet phủ sóng từ thành thị đến vùng sâu vùng xa thì vai trò của các điểm BĐVHX dần lu mờ. Người dân không mặn mà, bưu điện thiếu kinh phí đầu tư nên nhiều BĐVHX chỉ hoạt động lay lắt.

Thiết thực với đời sống
Thượng Quảng là xã miền núi xa nhất ở Nam Đông, cách trung tâm huyện 17km. Sau khi được Bưu điện tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất khang trang, đồng thời được thụ hưởng từ Đề án 910 của UBND tỉnh (đầu tư 4 máy tính nối mạng và hàng trăm đầu sách, báo), điểm BĐVHX Thượng Quảng thu hút nhiều người dân tới giao dịch, chuyển phát thư từ... Chị Hoàng Thị Kim Sa, nhân viên BĐVHX cho hay: “Sau khi nâng cấp cơ sở vật chất, loại bỏ những vật dụng không cần thiết, tạo sự thông thoáng cho nơi giao dịch, đồng thời triển khai một loạt các dịch vụ phong phú, BĐVHX Thượng Quảng đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân. Bình quân mỗi ngày, bưu điện tiếp đón gần 20 lượt người đến đọc, truy cập, sử dụng dịch vụ và con số này đang tăng mỗi ngày”.
Nằm ngay trung tâm xã, BĐVHX Phú Thanh (Phú Vang) có một khuôn viên rộng rãi, trang thiết bị khá mới, bàn ghế ngăn nắp, sạch sẽ và nhất là thái độ phục vụ ân cần, chu đáo của nhân viên tại đây. Anh Võ Văn Thuận, nhân viên BĐVHX Phú Thanh chia sẻ: “Để đáp ứng nhu cầu công việc, nhân viên tại điểm cũng đã được đơn vị tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng trong sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT, nghiệp vụ bưu chính- viễn thông, công tác thư viện và kinh doanh bán hàng để nâng cao nghiệp vụ”.
Bác Tùng (thôn Quy Lai) nói: “Điểm BĐVHX hiện nay có nhiều dịch vụ tiện ích, như: chi trả tiền lương hưu, trợ cấp BHXH, thu BHXH, bảo hiểm y tế tự nguyện... rất thiết thực với đời sống người dân nông thôn. Chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ của nhân viên tại BĐVHX khiến chúng tôi rất hài lòng”.   
Đổi mới tư duy kinh doanh
Với chiến lược đổi mới toàn diện cả về cơ sở vật chất lẫn tư duy quản lý và kinh doanh dịch vụ, thời gian qua, ngành Bưu chính tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực để thay đổi. Ông Nguyễn Đức Phước, Phó Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Bưu điện tỉnh cho hay: “Toàn tỉnh hiện có 111 điểm BĐVHX phủ khắp các địa bàn. Có thể nói, không có doanh nghiệp nào có mạng lưới rộng như BĐVHX. Vì vậy, ngoài kỳ vọng vực dậy BĐVHX để nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân, toàn ngành còn xem đây là yếu tố “sống còn” của mình”.
Theo đó, Bưu điện tỉnh tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các điểm BĐVHX, đặc biệt là vùng nông thôn khó khăn. Phối hợp với các ngành liên quan để cung cấp một số dịch vụ tiện ích mới, như chi trả trợ cấp, lương hưu, chi trả BHXH, thu tiền điện, bán hàng tiêu dùng về nông thôn... nhằm nâng cao doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động. Ngành cũng đã triển khai thực hiện chế độ giao khoán sản phẩm cho nhân viên; ghép các điểm BĐVHX và phát xã nhằm nâng cao hiệu quả; xây dựng mô hình điểm BĐVHX kiểu mẫu, tạo nên những điển hình để các điểm khác phấn đấu học tập; đồng thời, phân công bộ phận chuyên quản tại bưu điện tỉnh, các huyện để thúc đẩy, phát triển dịch vụ. Công tác vệ sinh, làm sạch đẹp điểm BĐVXH được quan tâm, chú trọng...  
Theo một nhân viên BĐVHX thì “để nâng cao thu nhập mà chỉ trông chờ người dân đến giao dịch thì rất khó. Vì vậy, ngoài thời gian mở cửa phục vụ, chúng tôi chủ động đi đến từng hộ dân để giới thiệu và bán sản phẩm. Nhờ đó, kỹ năng bán hàng ngày càng nâng cao, hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt”. 
Bằng ngân sách của ngành và tỉnh, trong thời gian tới, Bưu điện tỉnh sẽ tiếp tục nâng cấp, sửa chữa, đổi mới trang thiết bị tại các điểm BĐVHX cũng như đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thêm cho đội ngũ nhân viên tại đây để các điểm BĐVHX hoạt động ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp hơn và là điểm đến quen thuộc của người dân địa phương, ông Phước nói.  
Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ

Có nhiều hoạt động trong tổ chức dành cho thiếu nhi, nhưng tôi nhớ nhất, cùng với các buổi diễu hành nhân các dịp lễ trọng hô vang các khẩu hiệu cách mạng là phong trào tập thể dục buổi sáng.

Chủ nhật xanh, ngày ấy và bây giờ
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh

TIN MỚI

Return to top