ClockThứ Năm, 14/10/2021 14:37

Tam Giang và sự tiếc nuối của Chủ tịch Quốc hội

TTH - Theo dõi phiên họp chiều 11/10/2021, tôi rất vui khi biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sau khi thảo luận đã nhất trí ban hành Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 sắp diễn ra cuối tháng 10 này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên HuếXem xét thông qua thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế

Nếu Quốc hội thông qua, Thừa Thiên Huế sẽ được thực hiện các cơ chế đặc thù nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa.

Ngoài 4 cơ chế đặc thù (liên quan đến nợ vay; nguồn ngân sách Trung ương bổ sung; phí, lệ phí; tỷ lệ phần trăm được hưởng tiền sử dụng dụng đất khi bán tài sản công ), UBTVQH còn đồng ý trình Quốc hội cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế.

Đây là thành quả của sự phối hợp giữa Thừa Thiên Huế và Chính phủ nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2019 về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có chi tiết mà tôi tâm đắc khi nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu liên quan đến đầm phá Tam Giang. Chủ tịch Vương Đình Huệ nêu nhận xét: “Từ trên máy bay nhìn xuống thấy Tam Giang hùng vĩ, vĩ đại nhất của cả khu vực châu Á này chứ không chỉ Đông Nam Á. Với một khu vực đầm phá mênh mông như vậy lại có Quyết định của Thủ tướng liên quan đến cơ chế, chính sách cho đầm phá Tanm Giang phát triển. Tôi thấy tiếc là các đồng chí lần này không đúc kết những cái đó để đưa vào nghị quyết này. Đầm phá Tam Giang có tiềm năng về du lịch - dịch vụ rất tốt”.

Quyết định mà Chủ tịch Quốc hội đề cập là đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2009, với mục tiêu tổng quát là tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển đưa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững để đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đưa vùng này trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước.

Qua phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho thấy, Trung ương đã và đang thật sự quan tâm đến nền tảng phát triển của Thừa Thiên Huế, vì vẻ đẹp và lợi thế của vùng nước lợ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không phải địa phương nào cũng có. Đó là thực tế khách quan nên cần sớm được đúc  kết như góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top