ClockThứ Ba, 05/10/2021 19:58

Xem xét thông qua thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Chiều 5/10, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội tổ chức cuộc họp thẩm tra tờ trình về Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Vũ Thị Lưu Mai chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếThực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùCó cơ chế đặc thù về ngân sách để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngCần đảm bảo “trên thông, dưới thuận”Phải hình dung được đô thị tương lai để nghiên cứu các cơ chế đặc thùThể chế hóa Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị vào Nghị quyết Đại hội của cấp mình

Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện 4 cơ chế, chính sách đặc thù để tăng thêm nguồn lực, sớm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

Tham dự cuộc họp về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Huy động tối đa mọi nguồn lực

Tại buổi làm việc, đa số ý kiến nhất trí ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để cụ thể hóa Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa.

Đồng thời, đề nghị tổng kết các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số địa phương, từ đó trình Quốc hội ban hành chính sách đặc thù mang tính tổng thể, có phân loại thành các nhóm theo quy mô phát triển của các địa phương cho phù hợp.

Về thẩm quyền, các ý kiến cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế là đúng thẩm quyền. Đồng thời nhấn mạnh, để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV theo trình tự, thủ tục thông qua tại một kỳ họp.

Về quan điểm chỉ đạo, ngoài các quan điểm đã nêu trong Tờ trình, đề nghị việc xây dựng cơ chế cần quán triệt thêm một số nguyên tắc, quan điểm quy định về chính sách đặc thù cần thể chế hóa đúng tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị và chỉ quy định một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành. Đồng thời, bảo đảm mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường…

Xem xét thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù

Một trong 4 cơ chế chính sách chuẩn bị được Quốc hội thông qua là phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể các chính sách được đề xuất, các đại biểu nhận thấy, để bảo đảm tính bao quát các chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 54, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù về ưu đãi đầu tư, thủ tục hành chính, và các chính sách khác phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Về phí tham quan và Quỹ bảo tồn di sản Huế, các ý kiến cơ bản nhất trí với đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế và đề nghị quy định rõ trong nghị quyết: Quỹ bảo tồn di sản Huế chỉ dùng để đầu tư thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế; chỉ đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ; chỉ cho phép các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương trong khả năng cân đối của ngân sách cấp mình được hỗ trợ thông qua Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Về mức dư nợ vay, dự thảo Nghị quyết quy định nâng mức dư nợ vay của tỉnh lên mức không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp và tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế do Quốc hội quyết định hằng năm, đa số ý kiến trong Tiểu ban nhất trí với đề xuất này và cho rằng đây là mức hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ của tỉnh, đồng thời góp phần tạo dư địa để tỉnh huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa.

Về sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý, các ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung này và cho rằng, đề xuất này tương tự như chính sách hiện đang áp dụng đối với TP. Hồ Chí Minh và tương tự như đối với tỉnh Thanh Hóa đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; góp phần tạo thêm nguồn lực cho Thừa Thiên Huế.

Trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- ngân sách Vũ Thị Lưu Mai phát biểu kết luận tại buổi làm việc  

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, các thành viên dự họp thống nhất cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất hồ sơ dự thảo Nghị quyết đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 (khai mạc ngày 20/10/2021).

Theo đó, nhất trí trình Quốc hội cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế được thí điểm áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể: Phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Thống nhất về mặt chủ trương hình thành Quỹ bảo tồn di sản Huế, song đề nghị làm rõ mô hình, tính chất, nguyên tắc phân bổ, sử dụng Quỹ để bảo đảm có cơ sở xem xét, quyết định.

Tỉnh Thừa Thiên Huế được vay với tổng mức dư nợ vay không quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hàng năm do Quốc hội quyết định.

Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh để đầu tư phát triển kinh tế- xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh.

Bài, ảnh: Thái Bình- Việt Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Ngày 29/11: Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Kế toán sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi...

Ngày 29 11 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

TIN MỚI

Return to top