ClockThứ Bảy, 13/05/2023 15:31

Tăng sức “đề kháng” cho bộ đội

TTH - Để nâng cao sức “đề kháng” tinh thần cho bộ đội trước sức ép của những làn sóng thông tin đa chiều, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã có nhiều biện pháp trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Niềm vui từ chiếu phim lưu độngTrao gửi yêu thương trên thao trườngThăm, tặng quà gia đình chính sách

leftcenterrightdel
 Tiểu đoàn Tăng thiết giáp 3 cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn và kịp thời cho bộ đội

Định hướng thông tin chính thống

Một giờ học chính trị của 260 chiến sĩ mới Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh, ngoài nội dung đã được phê duyệt trong chương trình, giáo án giáo dục chính trị, bài giảng sẽ được bổ sung nhiều thông tin mang tính thời sự. Một trong những thông tin đó là công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ; dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác cán bộ; công tác đối ngoại; Hoàng Sa, Trường Sa… Nhiều thế lực thù địch đang lợi dụng những vấn đề này để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

Định hướng, tạo sức "đề kháng" tốt nhất cho cán bộ, chiến sĩ, đơn vị đã tập trung khai thác những kênh thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước để kịp thời đưa đến cho cán bộ, chiến sĩ có nhận thức đúng đắn, khách quan từng sự việc, từng vấn đề cụ thể. Đồng thời, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp cho từng đối tượng để cán bộ, chiến sĩ cập nhật những thông tin trên mạng xã hội (MXH), trên internet được tốt nhất.

Thiếu tá Chu Kim Phương, Phó Chính trị viên Tiểu đoàn 1 cho biết: Chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023 về đơn vị hầu hết trong độ tuổi thanh niên và trước khi nhập ngũ, hầu hết các chiến sĩ đều đã sử dụng các trang MXH; trong đó, không ít đã chịu tác động tiêu cực của những thông tin xấu độc trên MXH.

Binh nhì Võ Văn Nhân, Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 tâm sự: Trước khi nhập ngũ, tôi có xem qua những thông tin trên MXH, cảm thấy có một số nội dung giống nhau, nhưng luồng thông tin lại khác nhau, tôi không biết luồng thông tin nào là đúng, luồng thông tin nào sai. Sau khi vào đơn vị sinh hoạt, học tập chính trị, xem thời sự được tiếp thêm nhiều kiến thức, tôi đã hiểu biết hơn về những thông tin trên MXH.

Thiếu úy Nguyễn Trần Hoài Nam, Chính trị viên Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 cho biết: Trước khi vào đơn vị, các chiến sĩ mới cập nhật và tiếp nhận các luồng thông tin thông qua MXH, nhiều chiến sĩ chưa phân biệt được các nguồn thông tin đó đúng hay là sai. Khi vào học tập, công tác tại môi trường quân đội, đội ngũ cán bộ các cấp đã thường xuyên giáo dục, định hướng nhận thức cho các chiến sĩ mới thông qua giáo dục chính trị, đọc báo, xem ti vi, sinh hoạt tổ 3 người, sinh hoạt tiểu đội, trung đội và đại đội giúp chiến sĩ mới thống nhất chung các luồng thông tin đúng và có nhận thức đúng, đủ về các nguồn thông tin.

“Mưa dầm thấm lâu”

Tại Đại đội Phòng không 594, Bộ CHQS tỉnh, các hoạt động huấn luyện được tổ chức nề nếp và cơ bản chiếm hết thời gian của bộ đội. Để bộ đội có thể thuận tiện trong tiếp cận thông tin, những mô hình như “hộp báo thao trường” được tận dụng tối đa. Ngoài việc lựa chọn kỹ các loại báo, các chủ đề, vấn đề cũng được sắp xếp theo ngày để bộ đội nghe, đọc tập trung, nâng cao hiệu quả tiếp nhận.

Thiếu úy Nguyễn Văn Cường, Chính trị viên Đại đội 594 Phòng không, Bộ CHQS tỉnh cho biết: Quá trình học tập tọa đàm, mạn đàm, tôi thường đưa ra những ý kiến trái chiều để cán bộ, chiến sĩ cùng nhau trao đổi và thảo luận. Thông qua những nội dung đó đã trang bị cho cán bộ, chiến sĩ có những kỹ năng hiểu biết hơn về cách tiếp cận thông tin và có cơ sở để cán bộ, chiến sĩ đấu tranh, phản bác với những quan điểm sai trái trên không gian mạng.

Những “lỗ hổng trong quản lý thông tin” chính là cơ hội để những thông tin xấu độc có thể len lỏi, làm cơ sở để các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta. Để ngăn chặn những “lỗ hổng” này, không có cách nào khác là phải cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn và kịp thời cho bộ đội. Về lâu dài, tự thân họ chủ động trang bị thêm nhiều kiến thức, trải nghiệm thực tế, nâng cao bản lĩnh, lập trường, khả năng phản xạ khi đối diện với những thông tin xấu độc.

Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh cho biết: Việc nâng cao khả năng tự "đề kháng", tự "miễn dịch" cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh trước các thông tin xấu độc trên internet, MXH là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là chiến sĩ trẻ...

Bài, ảnh: TRẦN TÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

TIN MỚI

Return to top