ClockThứ Bảy, 24/02/2024 07:53

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

TTH - Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóaNụ cười Đông BaXây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị là cầu nối để các tổ chức quốc tế đến với người yếu thế và hỗ trợ họ vươn lên 

Nhịp cầu hữu nghị

Với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong công tác ĐNND, Liên hiệp CTCHN tỉnh chú trọng triển khai công tác ĐNND đúng hướng, toàn diện và đạt nhiều kết quả. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Thừa Thiên Huế và các nước không ngừng phát triển. Với vai trò nòng cốt trong công tác ĐNND, Liên hiệp CTCHN tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực, góp phần đưa quan hệ hữu nghị giữa Thừa Thiên Huế với các nước ngày càng phát triển. Qua đó, khẳng định công tác ĐNND là một trong ba trụ cột trên mặt trận đối ngoại của Việt Nam.

Nổi bật là công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả hơn cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như giao lưu văn hóa - văn nghệ, hợp tác về giáo dục, môi trường, y tế… Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của Việt Nam và các nước có quan hệ mật thiết. Riêng năm qua, Liên hiệp CTCHN và các tổ chức thành viên chủ trì, đón, làm việc với 38 đoàn gồm 229 thành viên đến từ 12 quốc gia vì mục đích tăng cường đoàn kết hữu nghị, giao lưu văn hóa, trao đổi, chia sẻ thông tin và triển khai các dự án, hỗ trợ cộng đồng.

Trong hoạt động giao lưu hợp tác hữu nghị với các địa phương trên thế giới và ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế, tỉnh đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực; chú trọng nhiều đến việc duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại, du lịch, đầu tư với các nước. Liên hiệp CTCHN đã phối hợp và chủ trì xúc tiến và hỗ trợ các cơ quan, ban, ngành, địa phương thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các đối tác thuộc 44 quốc gia trên cả 5 châu lục, tạo tiền đề và cơ sở cho hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội.

Đáng chú ý, trên lĩnh vực phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp CTCHN đã chủ động tích cực trong việc triển khai 3 dự án, 9 chương trình về các lĩnh vực rà phá bom mìn, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, môi trường với tổng giá trị giải ngân gần 15 tỷ đồng. Có thể kể đến dự án giảm thiểu nguy cơ bom mìn tại Thừa Thiên Huế với tổng giá trị giải ngân hơn 11 tỷ đồng, đã thu 467 vật liệu nổ, giúp các xã ở Phong Điền và A Lưới làm sạch 660.555m2 đất, hỗ trợ nạn nhân bom mìn; Dự án giảm thiểu số lượng và tác động của rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh với giá trị giải ngân hơn 1 tỷ đồng… và nhiều dự án khác sẽ được triển khai trong năm 2024.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị là cầu nối để các tổ chức quốc tế khám chữa bệnh cho người dân 

Nâng cao chất lượng hoạt động

Giám đốc Sở Ngoại vụ Trần Công Phú đánh giá, có thể khẳng định, thông qua nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt, các hoạt động ĐNND của tỉnh đã tạo dấu ấn sâu sắc, góp phần quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế về hình ảnh tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam, về con người và văn hóa Huế - thành phố festival. Liên hiệp CTCHN đã trở thành cầu nối của tình đoàn kết, hữu nghị, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam và Cố đô Huế thân thiện, mến khách, điểm đến an toàn và phát triển trên đà hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Liên hiệp CTCHN tỉnh Huỳnh Tiến Đạt cho biết: Năm 2024, Liên hiệp CTCHN tỉnh đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại, nhất là công tác ĐNND trên địa bàn tỉnh; triển khai Chỉ thị 12 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả ĐNND trong tình hình mới; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ ĐNND có trọng điểm; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế; khai thác các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh trong thực hiện các kế hoạch công tác đối ngoại, các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa. Xây dựng nền tảng xã hội tích cực, thuận lợi, tăng cường quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác với Nhân dân các cố đô, thành phố, địa phương trên thế giới.

Với tinh thần năng động, sáng tạo, phát huy đoàn kết, quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ làm công tác ĐNND, tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu quan trọng, đưa Huế từng bước trở thành điểm đến liên kết hợp tác phát triển, trung tâm kết nối các giá trị trong khu vực và thế giới, đóng góp hiệu quả vào công cuộc hội nhập, phát triển. Ban chấp hành Liên hiệp CTCHN luôn thực hiện phương châm “Chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tích cực đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, chung sức cùng toàn tỉnh phấn đấu vì mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long

TIN MỚI

Return to top