ClockThứ Tư, 03/05/2023 07:02

Cống hiến sức trẻ cho vùng cao

TTH - Là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chọn trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023, Bí thư Huyện đoàn A Lưới Trần Toàn được đánh giá là thủ lĩnh Đoàn, đảng viên trẻ gương mẫu và tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.

Vượt khó để trưởng thànhĐảm bảo an sinh xã hộiGóp sức xây dựng quê hương

leftcenterrightdel
Anh Trần Toàn thăm hỏi những hoàn cảnh khó khăn 

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, với vai trò là Bí thư Đoàn của huyện miền núi A Lưới, anh Trần Toàn (sinh năm 1990) đã có nhiều sáng kiến, ý tưởng sáng tạo áp dụng vào thực tiễn nhằm chung tay xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Còn anh Trần Toàn lại chia sẻ, xuất thân từ gia đình không mấy khá giả nên anh luôn ấp ủ mong muốn được cống hiến sức trẻ cho vùng cao A Lưới. Qua đó, truyền ngọn lửa khát vọng vươn lên thoát nghèo và cống hiến vì cộng đồng cho đoàn viên, thanh niên địa phương

Vận động nguồn lực xã hội

Những năm gần đây, các công trình thanh niên “Ánh sáng nông thôn mới” trở thành “thương hiệu” của tuổi trẻ A Lưới khi được người dân đánh giá cao vì tính tiện dụng và hiệu quả, phục vụ chiếu sáng cho hàng chục nghìn người dân khắp các thôn, bản.

Theo chia sẻ của người trong cuộc, bên cạnh sự đồng lòng, chung sức của chính quyền và người dân địa phương, điều khó khăn nhất khi xây dựng công trình “Ánh sáng nông thôn mới” chính là thiếu kinh phí.

Từ trăn trở và thực tiễn công tác, anh Trần Toàn đã đưa ra sáng kiến “Các giải pháp nâng cao công tác vận động nguồn lực xã hội xây dựng các công trình thanh niên” nhằm giải quyết bài toán kinh phí. Trong đó, xác định 6 nhóm đối tượng vận động kinh phí, từ các cơ quan, doanh nghiệp, HTX, mạnh thường quân, các tổ chức, CLB, đội, nhóm tình nguyện… đến kinh phí đối ứng của chính quyền địa phương và sự đóng góp của đoàn viên, thanh niên, nhằm đa dạng hóa nguồn kinh phí xã hội hóa, tránh tình trạng trông chờ và ỷ lại vào nguồn ngân sách.

Với mỗi đối tượng, sáng kiến lại đưa ra các giải pháp vận động phù hợp và hiệu quả như “Mưa dầm thấm lâu”, chứng minh hiệu quả thực tế với nhóm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; hay vận động sự đồng lòng, chung sức từ chính quyền, đoàn viên, thanh niên địa phương.

Cũng nhờ ứng dụng sáng kiến trên mà Ban Thường vụ Huyện đoàn A Lưới đã thực hiện có hiệu quả việc vận động nguồn lực xã hội thực hiện các công trình, phần việc thanh niên trên địa bàn huyện A Lưới.

Chỉ tính riêng năm 2022, đã vận động được 1,7 tỷ đồng từ nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và hơn 3.000 ngày công lao động từ đoàn viên, thanh niên, người dân, lực lượng tình nguyện viên. Qua đó, đã thực hiện nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực như: lắp đặt 3,1km tuyến đường “Ánh sáng nông thôn mới” tại 4 xã; thi công “Đường bê tông thanh niên” dài 200m tại xã Hồng Bắc; xây dựng 4 “Sân chơi cho em”; triển khai rộng rãi mô hình “Chợ giảm túi ni lông và rác thải nhựa”…

Theo Bí thư Huyện đoàn A Lưới, qua thực tế đã chứng minh, việc thực hiện xã hội hóa tốt hay không ngoài điều kiện kinh tế địa phương là yếu tố khách quan thì phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của mỗi đơn vị Đoàn và các giải pháp mà các đơn vị áp dụng trong công tác kêu gọi, vận động các nguồn lực. Qua đó tạo môi trường giúp đoàn viên, hội viên, thanh niên rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức chính trị, tư tưởng, ý thức vì tập thể, vì cộng đồng cũng như trách nhiệm của mình đối với tương lai của quê hương, đất nước, khẳng định được vai trò xung kích, tình nguyện của tổ chức Đoàn - Hội.

Đồng hành cùng thanh niên giảm nghèo bền vững

Với huyện miền núi còn nhiều khó khăn như A Lưới, mục tiêu giảm nghèo bền vững luôn là nỗi niềm trăn trở. Theo thống kê, toàn huyện có 1.440 hộ thanh niên nghèo. Đây cũng chính là nhóm đối tượng được bản thân Bí thư Huyện đoàn Trần Toàn và nhiều cán bộ đoàn khác đặc biệt quan tâm, giúp đỡ với mục tiêu “Trao cần câu, không cho con cá”.

Thực hiện Nghị quyết số 11 của Huyện ủy A Lưới về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, anh Trần Toàn đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện đoàn ban hành Kế hoạch thực hiện và tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách, phân tích tình trạng nghèo của thanh niên trên địa bàn huyện. Trong năm 2022, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh và huyện mở 4 lớp chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học, trồng rừng kinh tế cho 180 lượt đoàn viên, thanh niên.

Tiếp nhận hỗ trợ từ nguồn của Trung ương đoàn, Tỉnh đoàn, Trung tâm Dịch vụ khuyến nông tỉnh và các tổ chức khác, Huyện đoàn cũng xây dựng 55 mô hình nuôi gà với 6.500 con giống, 16 tấn thức ăn, hỗ trợ xây dựng 30 mô hình trồng rừng kinh tế quy mô 30ha, 3 mô hình nuôi bò bán thâm canh, 2 mô nuôi hình lợn lai, 1 mô hình nuôi ếch công nghiệp...; tổng trị giá các hoạt động hỗ trợ sinh kế trên 1,2 tỷ đồng.

Ngoài hỗ trợ sinh kế các hộ nghèo, Bí thư Huyện đoàn A Lưới còn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tích cực vận động đoàn viên, thanh niên mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các mô hình sinh kế, như: Trồng chuối hàng hóa, rừng kinh tế, nuôi bò bán thâm canh, mở gia trại nuôi heo bản, nuôi dúi, chồn hương... và các loại hình kinh doanh dịch vụ. Một số tổ chức Đoàn cũng mạnh dạn kêu gọi đoàn viên, thanh niên góp vốn cùng phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tiêu biểu như: Đoàn xã Hồng Thượng với mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại bãi đất bán ngập cầu A Sáp; mô hình du lịch sinh thái của Đoàn xã Trung Sơn tại suối A Lin; HTX Dịch vụ du lịch xã Hồng Hạ; HTX Du lịch A Roàng…

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đưa thanh niên đi lao động ở nước ngoài cũng đạt được những kết quả tích cực. Trong năm 2022, có 18 thanh niên đi làm việc tại các thị trường như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và 19 thanh niên đang chờ xuất cảnh, 13 thanh niên đang học và 57 thanh niên đã đăng ký học. Huyện đoàn còn phối hợp với các công ty tuyển dụng việc làm hỗ trợ gần 200 thanh niên vào làm việc tại nhiều công ty trong và ngoài tỉnh.

“Huyện đoàn A Lưới sẽ tiếp tục chung sức cùng cả hệ thống chính trị chung tay giảm nghèo bền vững. Với các thanh niên thuộc hộ nghèo và cận nghèo, các cấp bộ Đoàn sẽ tập trung vào phân tích, tìm hiểu nguyên nhân “gốc rễ” để đưa ra hướng hỗ trợ thoát nghèo phù hợp với từng trường hợp. Quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, vận động để đoàn viên, thanh niên có ý chí phấn đấu, siêng năng lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”, Bí thư Huyện đoàn A Lưới Trần Toàn nhấn mạnh.

Bên cạnh giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023, Bí thư Huyện đoàn - Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện A Lưới Trần Toàn còn là một trong 56 cán bộ có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác hội và phong trào thanh niên được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “15 tháng 10” năm 2022.
Bài, ảnh: MINH TRANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Sức trẻ của cây bút “90 xuân”

Trước thềm xuân Giáp Thìn – 2024, nhà giáo Trương Quang Đệ vừa gửi đến bạn đọc cuốn sách mới BÂNG KHUÂNG CẢM XÚC VỀ THỜI CUỘC (II). Sinh năm 1935, Xuân này thầy Trương Quang Đệ lên tuổi 90, nhưng cuốn sách trên 300 trang với 64 tiểu mục vẫn tràn đầy sức sống, có thể ví với một vườn hoa đủ hương sắc.

Sức trẻ của cây bút “90 xuân”
Khơi dậy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ

Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện và thi đua cho học sinh, sinh viên thông qua các phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sao tháng Giêng”… là cách làm hay của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế, nhằm phát huy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ; cổ vũ những nhân tố trẻ phấn đấu, góp sức cho địa phương.

Khơi dậy sức trẻ, nhiệt huyết và trí tuệ
Sức trẻ ở làng Rồng

Ở tuổi 86, khắc vào ký ức của lão ngư Lê Văn Tẩy là những lần Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ Hà Nội, đều đặn về thăm người dân làng Rồng, tận tay trao cho bà con từng phần quà tết. Với cụ Tẩy và 64 hộ dân nơi đây, tấm lòng nặng trĩu ân tình ấy là nguồn động viên lớn lao để sự hồi sinh đã bền bỉ đâm chồi, nảy lộc trên mảnh đất nơi đầu sóng ấy...

Sức trẻ ở làng Rồng

TIN MỚI

Return to top