Một góc khu thả heo rừng
Sau quá trình tìm hiểu, năm 2016, anh Nguyễn Đăng Long quyết định chọn mô hình nuôi lợn rừng để khởi nghiệp.
Sử dụng từ trang trại 300m2 heo thịt trên vùng cát trắng cằn khô từ người cha để lại khi nuôi heo thịt kém hiệu quả, với số vồn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, Long thả nuôi được 9 con giống lợn rừng. Vừa làm vừa học hỏi, tận dụng những thức ăn sẵn có ở địa phương như các loại lá khoai, lá môn, cây chuối, bèo lục bình, hèm rượu... Sau gần 10 tháng thả nuôi theo hướng an toàn hữu cơ, lứa lợn rừng đầu tay đã được xuất chuồng trong niềm vui khó tả, trừ mọi khoản chi phí con giống, thức ăn, công chăm sóc anh lãi vài chục triệu đồng.
Tháng 6/2017, sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ tín dụng Nhân dân Điền Hòa, với số tiền 70 triệu đồng, anh Long mạnh dạn mở rộng quy mô chuồng trại, mua thêm con giống hậu bị để thả nuôi. Đến nay, tổng đàn lợn rừng của gia trại anh Long có số lượng gần 100 con, trong đó có 35 lợn bố mẹ, gần 30 lợn con mới sinh và 35 lợn lứa chuẩn bị xuất chuồng.
Theo anh Hồ Đăng Long, thị trường đầu ra lợn rừng khá ổn định. Ngoài các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng trên địa bàn tỉnh, gia trại còn liên kết với một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh để chủ động thị trường đầu ra sản phẩm cho lợn rừng. Giá bán từ 170 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/kg tùy theo thị trường.
Một số hình ảnh quá trình chăm sóc heo rừng:
Lứa heo giống bố mẹ
Heo được ra tắm nắng
Lứa heo hậu bị
Bèo lục bình, hèm... những loại thức ăn luôn có ở vùng quê được tận dụng để chăn nuôi
Tủ thuốc phòng, trị bệnh
Niềm vui từ thành quả lao động
Nguyễn Khoa Huy (thực hiện)