ClockThứ Tư, 06/01/2021 17:33

2021: Phục hồi – phát triển – phòng chống dịch

TTH - Trong cuộc gặp mặt báo chí đầu năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, chúng ta bước vào năm 2021 với đầy thách thức nhưng cũng không ít cơ hội. Mục tiêu của tỉnh bây giờ không phải là mục tiêu kép mà là thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Phục hồi – phát triển và phòng chống dịch.

Thủ tướng ra công điện tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô ngày càng phát triển, thu hút các nhà đầu tư. Ảnh: Nguyễn Phong

Đúng là, Thừa Thiên Huế đã trải qua một năm đầy những biến động. Những gì đã trải qua của năm 2020: hậu quả của thiên tai; tìm kiếm cơ hội phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh mới; rồi cũng phải “canh chừng” dịch bệnh... toàn là những nhiệm vụ khó khăn. Những nhiệm vụ này sẽ dồn “lên vai” của năm 2021. Một nhiệm vụ quá lớn cho nên Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở rằng “cần một sự nỗ lực lớn hơn nữa của chúng ta”. Từ những gì Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, xem ra năm 2021, Thừa Thiên Huế đang đứng trước rất nhiều cơ hội. Vì thế, chúng ta có quyền đặt niềm tin vào sự phát triển. Có phát triển tốt sẽ tạo ra những điều kiện tốt để thực hiện hai nhiệm vụ kia -  là phục hồi (kinh tế) và phòng chống dịch.

Nói gì thì nói, hai chỉ số phản ánh rõ nhất bức tranh kinh tế đó là tăng trưởng và thu ngân sách. Có hoạt động kinh tế mới tạo ra tăng trưởng. Có tăng trưởng mới tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Nếu nhìn như vậy, chúng ta thấy năm 2020 là một năm Thừa Thiên Huế nỗ lực vượt bậc. Con số thu ngân sách tính chính xác đến thời điểm này là 8.900 tỷ đồng (con số tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm ước chừng 8.455 tỷ đồng); tăng trưởng kinh tế đạt 2,06% .

Năm 2021 được bổ sung những điều kiện mới. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, đề án mở rộng đô thị Huế gấp 5 lần so với hiện tại đã trình lên Chính phủ. Dự án đường ven biển dài 127km đã được Bộ Giao thông vận tải thống nhất (trong đó vốn của Trung ương hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng để làm cầu cửa biển nối Hải Dương – Thuận An) để tạo động lực phát triển một vùng rộng lớn ven biển. Dự án xây dựng khu công nghiệp Phú Bài rộng 450 ha cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất; Nhà ga Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài công suất 5 triệu hành khách đã “trồi lên mặt đất” và Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trương làm nhà ga hàng hóa để hoàn thiện tính chất của một nhà ga quốc tế; Kêu gọi các dự án công nghiệp sạch, ít ảnh hưởng môi trường vào Chân Mây – Lăng Cô; đại dự án di dân Thượng Thành – Eo Bầu tiếp tục thực hiện… Chừng ấy dự án lớn đồng thời thực hiện, chúng ta sẽ thấy được rất rõ cho động lực bổ sung để phát triển kinh tế. Như trên đã nêu, đã phát triển được kinh tế thì sẽ dễ dàng hơn cho nhiệm vụ phục hồi kinh tế và phòng chống dịch.

Ông Phan Ngọc Thọ bảo, mọi danh hiệu đều trở nên vô nghĩa (khi ông đang nhắc đến Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương) nếu không có một chất lượng đô thị phát triển. Chất lượng của đô thị Huế thì Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng tồn và phát huy di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top