ClockThứ Hai, 21/06/2021 06:30

Báo chí Cách mạng Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

TTH - Cách đây 96 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Thanh niên, số ra đầu tiên vào ngày 21/6/1925, đặt nền móng cho nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Thông qua Báo Thanh niên, Bác Hồ truyền bá tư tưởng cách mạng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

Ảnh báo chí chưa bao giờ mất vị thế và giá trịTư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm báo, viết báo: Bài học sâu sắc cho người làm báoGặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân Kỷ niệm 95 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập Báo Thanh Niên (21/6/1925). Ảnh: TL

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Báo chí Cách mạng góp phần truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tuyên truyền đường lối của Đảng, vận động, tập hợp quần chúng, phát huy cao độ lòng yêu nước, xây dựng lực lượng cách mạng, cổ vũ Nhân dân đứng lên đập tan ách đô hộ của thực dân, đế quốc, phong kiến.

Trong 45 năm kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, báo chí thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng. Các nhà báo có mặt trên khắp các chiến trường, vừa cầm bút, vừa cầm súng để làm báo và chiến đấu, góp phần tạo nên khí thế hào hùng của quân và dân ta trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ.

Trong giai đoạn đổi mới, vai trò và đóng góp to lớn của Báo chí Cách mạng tiếp tục được thể hiện. Những bài báo mang tinh thần đổi mới, ủng hộ, cổ vũ, động viên những nhân tố mới, phong trào thi đua lao động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trên mọi miền của Tổ quốc; phản ánh thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; những bài viết về những mô hình mới, những điển hình tiên tiến, về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã làm nức lòng Nhân dân cả nước, góp phần làm nên thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta.

Cùng với báo chí cả nước, ngay sau khi Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập, tờ báo đầu tiên của Đảng bộ với tên gọi “Con đường đấu tranh” ra đời tháng 6/1930. Dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, nhưng những chiến sỹ báo chí của tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao, tuyên truyền, cổ vũ, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để cùng Nhân dân cả nước giữ vững quyền tự do, độc lập và giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, góp phần giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Các phóng viên phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hiện trường thủy điện Rào Trăng 3 (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19). Ảnh: THÁI BÌNH

35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với Đảng bộ, chính quyền, các thế hệ nhà báo của quê hương lại tiếp tục nêu cao ngọn cờ cách mạng của Đảng và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng nhau tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, chung sức, chung lòng, đồng tâm, hiệp lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển của quê hương.

Trải qua hơn 91 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt với nhiều cơ quan, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn cùng đông đảo đội ngũ nhà báo được đào tạo bài bản, có phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, từng bước làm chủ công nghệ làm báo hiện đại. Nhiều nhà báo đã có những bài viết hay, tác phẩm lớn, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc, thể hiện bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp, tâm huyết của những người làm báo; đã có sức lan tỏa sâu rộng trên các mặt đời sống xã hội và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi báo chí của tỉnh và Trung ương. Báo chí Cách mạng Thừa Thiên Huế đã và đang hoàn thành xuất sắc vai trò, nhiệm vụ tiên phong trong tuyên truyền, cỗ vũ, động viên, theo sát từng bước phát triển, đổi mới của tỉnh.

Đất nước, quê hương ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với thời đại của nền kinh tế số, xã hội số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và sự đa dạng, bùng nổ về thông tin tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội; làm báo mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, đòi hỏi báo chí phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả về lực lượng, trình độ kỹ thuật công nghệ, quy mô, uy tín xã hội để đáp ứng yêu cầu mới. Các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống vùng đất báo chí cách mạng, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chương trình, nghị quyết quan trọng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác báo chí; quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo đi đôi với quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí.

Đội ngũ những người làm báo không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội, vì lợi ích của Nhân dân, quê hương và đất nước. Tích cực tuyên truyền, cổ vũ, khẳng định thành tựu của công cuộc đổi mới; phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Coi trọng định hướng phát triển, định hướng thông tin, công tác cán bộ; xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển, vừa khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, mở rộng giao lưu, hợp tác, coi trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

96 năm - một chặng đường vẻ vang của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí và đội ngũ những người làm báo tự hào về những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng nhau tin tưởng, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, chung sức cùng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân toàn tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Kiều My

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

Để người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng tốt hơn, công tác khuyến khích NKT tiếp cận và sống độc lập là vô cùng quan trọng. Từ đó, cùng chung với các hoạt động khác nâng cao chất lượng sống, giúp NKT vượt qua những rào cản và vươn lên.

Đồng hành để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top