ClockThứ Hai, 27/02/2017 09:24

Bền vững cho chăn nuôi

TTH - Đó là tinh thần của Quyết định 07/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh về “Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, công nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, có hiệu lực từ ngày 20/2 vừa qua.

Tuy không phải là việc một sớm một chiều mà cần một quá trình, nhưng đây là bước đi đầu tiên để từng bước đưa một ngành có bề dày trong đời sống sản xuất, chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đi vào nề nếp, theo hướng văn minh, hiện đại.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo qui mô trang trại, gia trại phát triển mạnh trong những năm gần đây. Toàn tỉnh có khoảng 1.234 trang trại, gia trại; trong đó có 49 trang trại chăn nuôi bò, lợn và gia cầm, với doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, mặt chưa được của chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua kiểm tra trên 30 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong tháng 5, 6, 7 năm 2016: các cơ sở chăn nuôi chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là các thủ tục hành chính về môi trường không đầy đủ và đa phần không đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung, quy mô trang trại, công nghiệp nói riêng là việc làm cần thiết trong xu thế hiện nay; không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người dân mà còn bảo vệ cho chính cơ sở chăn nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, tạo hướng tăng trưởng bền vững. Nhất là, trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực ngăn chặn dịch cúm gia cầm H5N1 từ nước láng giềng phía Nam và H7N9 từ nước láng giềng phía Bắc và các bệnh dịch hay xảy ra trên đàn gia súc gia cầm thì một quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm càng có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết.

Theo Quyết định 07, những quy định về khoảng cách an toàn từ cơ sở chăn nuôi đến khu dân cư, nơi đông người, nơi có công trình phúc lợi, dân sinh, nguồn nước mặt; đảm bảo các điều kiện xử lý chất thải, thực hiện khai báo khi có dịch, chấp hành các điều kiện về vệ sinh thú y và môi trường được quy định rõ ràng, cụ thể. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân thực hiện khi cấp phép, triển khai đầu tư và xử lý các vi phạm. Để quyết định đi vào cuộc sống cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và các sở ban ngành liên quan.

Bên cạnh các trang trại, việc quản lý các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình cũng là điều cần phải quan tâm để nâng cao hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn môi trường chung. Bởi, tuy là quy mô nhỏ lẻ nhưng thực tế nó vẫn tác động đến cộng đồng, dễ lây lan dịch bệnh đến các cơ sở chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn gắn liền với cách làm ăn của nhiều hộ gia đình, truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài công việc chính, các hộ gia đình còn nuôi thêm vài con heo, con gà để tăng thu nhập và đã góp phần đáng kể trong xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương. Song thực tế, có trường hợp không may vật nuôi bị bệnh người nuôi xót của làm thịt, bán tháo hoặc che giấu mang xác vật nuôi chết vứt ngoài môi trường tạo nguồn lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, cũng không ít hộ đầu tư chuồng trại không đảm bảo để phát tán mùi hôi, hoặc chăn thả trên các tuyến đường ảnh hưởng đến những người chung quanh cũng như gây mất an toàn giao thông mà chúng tôi đã nhiều lần phản ánh.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Chỗ dựa tinh thần của lao động nữ

Nhiệt huyết và trách nhiệm, chị Nguyễn Thị Thu Nhi, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Nữ công Công ty TNHH Scavi Quảng Điền ghi nhiều dấu ấn trong chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động.

Chỗ dựa tinh thần của lao động nữ
Return to top