ClockThứ Sáu, 06/08/2021 14:27

Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp và người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm quy định phòng, chống dịch

TTH.VN - Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu ký ban hành ngày 5/8 tại Chỉ thị 11- CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID -19.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn, hiệu quả hơnPhát động sáng tác về đề tài phòng chống dịch COVID-19Có thể phạt tù đối với hành vi vi phạm trong phòng, chống dịch COVID – 19Tỉnh Đoàn kêu gọi thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID - 19TP. Huế kêu gọi nhân lực tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

Lãnh đạo tỉnh và các ban ngành kiểm tra các chốt kiểm dịch y tế ở Phú Lộc 

Để chủ động các phương án, kịch bản cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID -19, cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, người dân tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là, các cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ tỉnh tới cơ sở quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; ưu tiên nguồn lực cao nhất để phòng, chống dịch trong thời điểm hiện nay. Chủ động nắm chắc và dự báo, ứng phó kịp thời với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các giải pháp phù hợp với thực tiễn địa phương.

Triển khai ngay các giải pháp để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội trong việc vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân không được rời địa bàn. Có biện pháp thích hợp đối với các trường hợp không tuân thủ quy định, chủ trương phòng, chống dịch của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương tăng cường nhân lực, phối hợp tốt với lực lượng công an để vừa bảo đảm an toàn, hỗ trợ kịp thời, vừa kiểm soát chặt chẽ công dân trở về từ vùng dịch, nhất là các đối tượng ngang qua địa bàn tỉnh.

Tiếp tục kiểm soát chặt các cơ sở cách ly, tránh lây nhiễm chéo, yêu cầu người dân chấp hành nghiêm các quy trình, quy định phòng, chống dịch; sẵn sàng thành lập mới các cơ sở cách ly, điều trị; tăng cường giám sát cộng đồng, tầm soát, xét nghiệm sàng lọc cho người dân tại các khu vực có nguy cơ cao (chợ, cây xăng, quán ăn, garage sửa xe...) để kịp thời phát hiện các ca bệnh, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; theo dõi, giám sát đối với các đối tượng sau điều trị, sau hoàn thành cách ly trở về địa phương; quản lý, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng cách ly tại nhà.

Hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, nghiên cứu để điều chỉnh, hạn chế một số dịch vụ có nguy cơ, tiềm ẩn lây lan dịch bệnh, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện vi phạm và xử lý kịp thời. Phát huy vai trò của lực lượng cơ sở, người dân trong giám sát, phát hiện các trường hợp vi phạm.

Chủ động xây dựng kịch bản cao nhất khi dịch bệnh bùng phát, không để bất ngờ bị động; xây dựng các kế hoạch sẵn sàng kích hoạt các bệnh viện dã chiến; khai hiệu quả việc tiêm vắc xin phòng, chống COVID -19. Các địa phương chủ động giải quyết những vấn đề vướng mắc trong khả năng; linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành.

Lực lượng Công an làm nhiệm vụ hướng dẫn các phương tiện thực hiện các thủ tục cần thiết khi đi ngang qua địa bàn tỉnh

Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra vi phạm quy định phòng, chống dịch tại địa bàn và các hiện tượng tiêu cực trong mua sắm vật tư, thiết bị y tế; đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp kịp thời thông tin cho Nhân dân.

Tăng cường thời lượng, nội dung tuyên truyền những chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả của địa phương; những nghĩa cử, việc làm có ý nghĩa của các lực lượng chức năng, các tình nguyện viên và người dân nhằm lan tỏa những điều tích cực, tốt đẹp; kịp thời phản bác các thông tin tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch; tăng cường niềm tin, tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chung tay của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.   

Tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tiếp tục chung sức, đồng lòng chống dịch; trước mắt, tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng bằng biện pháp tuân thủ nguyên tắc "5K"; huy động các đoàn thể, lực lượng xã hội, người dân tham gia phục vụ tại các cơ sở cách ly; tiếp tục chung tay, hỗ trợ, chia sẻ với các tỉnh, thành phố và người Thừa Thiên Huế ở các địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng của tỉnh.

Tin, ảnh: Anh Phong 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó, nhằm chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp tiếng Việt để trẻ vào lớp 1.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số
Return to top