ClockThứ Sáu, 06/08/2021 07:55

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 1068/CĐ-TTg ngày 5/8 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đẩy nhanh tiêm vaccine, tiếp tục phân luồng đảm bảo vận tải hàng hóa thông suốtVận hành tốt các khu cách ly tập trung và tăng cường giám sát cộng đồngQuản lý chặt vòng ngoài, giám sát kỹ vòng trongMua vé tàu đưa 5 người bị mắc kẹt ở Phong Điền ra Nghệ An trong ngày 28/7Các T dân sự sẵn sàng đón công dân về cách ly tập trungMuốn sản xuất phải có phương án chống dịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: TXVN

Công điện nêu rõ: Trong thời gian qua, các địa phương đã tập trung thực hiện công tác phòng chống, dịch COVID-19; một số tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và đã đạt một số kết quả ban đầu tích cực.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện có nơi, có lúc vẫn còn chưa nghiêm, chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành tăng cường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả hơn một số biện pháp sau: 

Về ngăn chặn lây nhiễm: Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định. Triển khai ngay, thần tốc việc xét nghiệm tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và phân loại, đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) vào các cơ sở thu dung, điều trị hoặc hướng dẫn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và điều kiện của địa phương; tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất, tiện lợi nhất. 

Về điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong: Chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành, đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp nhiều tầng của Bộ Y tế; tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị người nhiễm COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng trong đó đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng; chủ động nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, kể cả huy động nguồn lực y tế của các ngành và tư nhân. 

Về tiêm vaccine: Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine; tổ chức nhiều điểm tiêm cố định và lưu động, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người được tiêm; tiêm ngay cho lực lượng y tế, người làm nhiệm vụ tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chuẩn bị đầy đủ hệ thống kho bảo quản vaccine. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng được ưu tiên tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. 

Tăng cường huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, đồng thời kêu gọi mọi người dân chia sẻ, thông cảm những khó khăn, phức tạp trong phòng, chống dịch, tích cực hưởng ứng, tham gia phòng, chống dịch vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và sự phát triển của đất nước; tiếp tục huy động mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội cho phòng, chống dịch bệnh.  Đẩy mạnh và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tại từng tổ dân phố, khu dân cư... Động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt và nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. 

Bộ Y tế tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định và hướng dẫn về định mức kinh tế - kỹ thuật trong xét nghiệm, trên cơ sở đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đặt hàng, giao nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc xét nghiệm; huy động, điều phối nhân lực y tế cho các địa phương phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch.

Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả hơn nữa việc bảo đảm lưu thông, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiếu yếu; được sử dụng các nguồn lực, kể cả ngân sách địa phương để cung cấp miễn phí lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho người dân gặp khó khăn, bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe cho nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết và tuyệt đối bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự trên địa bàn.

Các địa phương tiếp tục thành lập, kiện toàn trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, bảo đảm tổ chức chỉ đạo điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, kịp thời, hiệu quả. 

Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và người dân mà Chính phủ đã ban hành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm thuế và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. 

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan triển khai phương án huy động lực lượng vận tải chuyên dụng của nhân dân và doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch và y tế, kết nối với Tổng đài của Trung tâm cấp cứu 115 và Trung tâm hỗ trợ người dân của các địa phương tham gia chuyên chở bệnh nhân đến các cơ sở y tế một cách kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Return to top