ClockChủ Nhật, 21/05/2023 12:41
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV:

Các dự án Luật sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc

TTH.VN - Ngày 22/5/2023, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Xung quanh kỳ họp quan trọng này, Báo Thừa Thiên Huế Online có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Phấn đấu đến năm 2030 sẽ hoàn thành hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội Lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí MinhNhiều ý kiến tham gia góp ý vào các dự án luậtQuốc hội Nga xem xét thỏa thuận hợp tác năng lượng với Trung Quốc

leftcenterrightdel
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại nghị trường trong một kỳ họp 

Thưa bà, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá về kỳ họp, bà nhận định như thế nào?

Trong những tháng đầu năm 2023, với sự điều hành linh hoạt, chủ động, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giúp cho nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực như: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư công, khơi thông điểm nghẽn về dòng tiền trong nền kinh tế…

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế, khó khăn cần được tháo gỡ như: Tăng trưởng GDP Quý I/2023 rất thấp (tăng 3,32% so với cùng kỳ), các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp đều giảm…

Với tinh thần “chủ động từ sớm, từ xa” và sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua nhiều vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, qua đó góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển mạnh mẽ trong thời gian còn lại của năm 2023 và những năm sắp đến, phần đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Quốc hội đề ra trong năm 2023.

Ở kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua và cho ý kiến nhiều dự án luật và dự thảo Nghị quyết. Vậy, theo bà nội dung này sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội và đời sống người dân ra sao?

Đây là kỳ họp có số lượng các dự án luật trình và thông qua nhiều nhất từ đầu khóa XV cho cho đến nay, điều này cho thấy quyết tâm của Quốc hội trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo động lực để đưa nền kinh tế có sự bứt phá trong những năm tiếp theo.

Trong các dự án luật được cho ý kiến và thông qua lần này, có các dự án luật được đông đảo người dân, cử tri quan tâm và có tác động lớn đến kinh tế, xã hội và đời sống Nhân dân trong thời gian tới như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật giá (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sủa đổi)…khi các luật này được thông qua sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc để các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh có thể yên tâm đẩy mạnh mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngoài ra, tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ bàn và thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Trong điều kiện cả người dân và doanh nghiệp đều đang gặp khó khăn thì việc thông qua nghị quyết miễn giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.

Quốc hội cũng sẽ bàn và thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan dân cử thực hiện chức năng giám sát của mình đối với những người giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền.

leftcenterrightdel
 Dự án Luật Giá (sửa đổi) và Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội xem xét sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn nữa trong thời gian tới

Cử tri rất quan tâm đến công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị đã gửi đến kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội khóa XV. Ý kiến của bà như thế nào về kết quả giám sát, đặc biệt, Quốc hội cũng giám sát tối cao về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại Thừa Thiên Huế?

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh, mạnh, diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài trên nhiều địa phương, Đảng và Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách, giải pháp phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; đồng thời đã huy động mọi nguồn lực tài chính, trang thiết bị từ nguồn ngân sách Nhà nước, vận động tài trợ, hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho công tác phòng, chống dịch với tổng số tiền gần 145 nghìn tỷ đồng.

Việc giám sát về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 góp phần đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đồng bào, cử tri cả nước cũng như yêu cầu của Quốc hội, của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về tính công khai, minh bạch trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Qua giám sát đã đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng hiện nay trong cả nước và đề xuất cơ chế, chế độ, chính sách góp phần nâng cao năng lực của hệ thống y tế, trong đó có y tế cơ sở, y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Tại Thừa Thiên Huế, Đoàn Gián sát của Đoàn ĐBQH tỉnh tiến hành làm việc với các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát. Qua giám sát cho thấy, hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng đã được tỉnh quan tâm chú trọng. Đội ngũ y tế cơ sở được quản lý chặt chẽ và thống nhất từ tỉnh đến tận các thôn, tổ đảm bảo khi có tình hình khẩn cấp có thể huy động tối đa nguồn lực. Trong phòng chống dịch COVID-19, mạng lưới y tế cơ sở phát huy vai trò của mình với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, giám sát, điều tra dịch tễ người đi đến từ vùng dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.. Sau giám sát, Đoàn đã có những kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, góp phần xây dựng hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ năng lực chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân và phòng chống bệnh tật.

leftcenterrightdel
Người lao động nêu ý kiến tại buổi đối thoại với Đoàn ĐBQH tỉnh trước kỳ họp 
Tại các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, rất nhiều nguyện vọng của người dân đã được gửi đến Đoàn ĐBQH, trong đó có những kiến nghị nhiều lần vẫn chưa được giải quyết. Bà chia sẻ gì về nội dung các kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế gửi đến Quốc hội?

Công tác tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm, chú trọng và theo dõi sát sao.

Sau các đợt tiếp xúc cử tri, Đoàn đã tiến hành tổng hợp gửi Ban Dân nguyện của UBTVQH để chuyển Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng giải quyết.

Công tác theo dõi, đánh giá chất lượng trả lời kiến nghị của cử tri chuyển đến các kỳ họp cũng được tiến hành thường xuyên theo đúng yêu cầu, qua đó giúp Ban Dân nguyện của UBTVQH theo dõi, đôn đốc các cơ quan trả lời theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với một số kiến nghị cử tri chưa được giải quyết thường là các kiến nghị liên quan đến nhiều Bộ, ngành hoặc chưa đủ điều kiện, hoặc chưa có đủ nguồn lực để xử lý trên phạm vi toàn quốc. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát và đôn đốc để đảm bảo các kiến nghị cử tri đều được quan tâm giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Trong công tác chuẩn bị cho kỳ họp, bà có thể cho biết những nội dung cốt lõi mà Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ phát biểu tại nghị trường và các phiên thảo luận tại tổ? Kỳ vọng của bà như thế nào về kết quả tại Kỳ họp lần này?

Đoàn ĐBQH tỉnh đã nghiên cứu kỹ chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhằm chuẩn bị chu đáo và kịp thời và đảm bảo chất lượng các nội dung mà Đoàn dự kiến sẽ tham gia.

Đối với công tác xây dựng pháp luật, Đoàn đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức cá nhân liên quan, đồng thời tổ chức hội nghị để thảo luận trao đổi những vấn đề lớn cần tập trung góp ý tại kỳ họp đối với các dự án luât như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật giá (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đoàn ĐBQH tỉnh đã làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh, Công ty Điện lực, Ban giám đốc Công an tỉnh để lắng nghe, trao đổi các thông tin liên quan đến kỳ họp. Đồng thời, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị các thông tin, tài liệu liên quan đến các nghị quyết, các báo cáo giám sát phục vụ cho các phiên thảo luận tại tổ và hội trưởng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tại kỳ họp lần này, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ phối hợp vối UBND tỉnh làm việc với các Bộ, ngành Trung ưong nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sớm đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đây là kỳ họp dài ngày với khối lượng công việc nhiều, Đoàn ĐBQH tỉnh đang chuẩn bị tốt nhất các nội dung liên quan để cùng với các ĐBQH trong cả nước góp phần hoàn thành tốt nội dung, chương trình kỳ họp đề ra, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đáp ứng kỳ vọng của cử tri và Nhân dân trong cả nước. 

LÊ THỌ (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 8 dự án luật

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Điện lực (sửa đổi).

Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 8 dự án luật

TIN MỚI

Địa chỉ Dichthuattot Hà Nội
Return to top