ClockThứ Sáu, 23/07/2021 17:21

Cân đối nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

TTH.VN - Chiều 23/7, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Không điều chỉnh lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình liên quan giảm nghèo bền vữngTiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” gắn với ứng phó hình thái thiên tai mớiThành lập BCĐTƯ Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu sốQuốc hội thảo luận Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng khó khăn nhấtLập Hội đồng thẩm định Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số, miền núiBộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải đáp nhiều vấn đề nóng trong xây dựng nông thôn mới

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận tại tổ 

Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lai Châu, Hải Dương và Thừa Thiên Huế. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu làm tổ trưởng điều hành phiên thảo luận tổ.

Mở đầu phiên thảo luận, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, việc Chính phủ xây dựng nghị quyết và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 từ sớm thể hiện sự quan tâm đến đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp nhiều khó khăn. Đồng bào càng tin tưởng tuyệt đối, đánh giá cao sự lãnh đạo cuả Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước.

Qua nghiên cứu hồ sơ, đại biểu nhận thấy các dự án và tiểu dự án của chương trình giảm nghèo đã phản ánh một cách toàn diện những nội dung của chương trình nếu được triển khai thực hiện thì đối tượng là người dân tộc thiểu số miền núi và vùng nông thôn được hưởng lợi toàn diện về cả hạ tầng kinh tế - xã hội và kiến trúc thượng tầng. Chương trình nông thôn mới cũng có nhiều điểm mới...      

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, nguồn lực cho các chương trình là rất lớn, trong khi nước ta đang chống chọi với dịch bệnh COVID-19, do đó cần cân đối nguồn lực và có thứ tự ưu tiên cho từng chương trình. Đại biểu cũng đề xuất cần có một quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện sao cho hài hòa, hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách của nhà nước.  

Tham gia phát biểu thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh, chỉ tiêu được phân loại hiện nay chia đối tượng hộ nghèo thành 2 loại: một loại đối tượng là nghèo bền vững - tức là không có khả năng thoát nghèo, đó là đối tượng người già neo đơn, người tàn tật không có năng lực sản xuất; đối tượng thứ 2 là đối tượng có thể giảm nghèo được, tức là còn sức lao động, và còn nhiều điều kiện khác. Do đó, trong phân loại hộ nghèo cần phải tách bạch làm 2. Một loại thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cần được trợ cấp; một loại phải hỗ trợ để cho họ vươn lên, thoát nghèo.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu phát biểu tại tổ chiều 23/7

Về nguồn lực cho giảm nghèo, theo đại biểu Lê Trường Lưu nguồn lực này là không lớn. Thực tế để xây dựng các hạ tầng dân sinh, phúc lợi xã hội thì cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn lực khác. Mặc dù quốc gia đang còn khó khăn, nhưng nếu có nguồn lực cần ưu tiên cho chương trình giảm nghèo này. Về khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, đại biểu cho rằng cần xem lại để cân đối nguồn lực cho các tỉnh cần được trợ cấp để đảm bảo thực hiện chương trình giảm nghèo.

Đại biểu Lê Trường Lưu cho rằng, cả 2 chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới đều đưa ra các tiểu dự án, nhưng thực chất các tiểu dự án của 2 chương trình này không trùng nhau nhiều. Do đó, trong quá trình chỉ đạo triển khai, Chính phủ cần tính toán rất kỹ hiệu quả của từng chương trình một, hiệu quả có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Tránh tình trạng chương trình kết thúc rút đi thì các dự án xem như về lại khởi đầu như thực tế đã từng xuất hiện.

Một vấn đề nữa được đại biểu Lê Trường Lưu quan tâm là trong các chương trình có rất nhiều chương trình sự nghiệp, về hỗ trợ sản xuất, về đào tạo... những cái này cũng cần tính toán kỹ hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.    

Tham gia thảo luận, đa số ý kiến cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình và thống nhất với tên gọi của chương trình, nội dung cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Một số ý kiến cho rằng, hiện chưa có số liệu cụ thể về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nên khó xác định chính xác mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Đề nghị, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Chính phủ trước khi quyết định chương trình cần khẩn trương tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh theo hướng: Các mục tiêu cụ thể cần định lượng được kết quả thực hiện, đồng thời bổ sung các chỉ tiêu để đo lường được hết các mục tiêu cụ thể; đảm bảo không có sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu.   

Thái Bình - Việt Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top