ClockThứ Tư, 13/01/2021 08:17

Không điều chỉnh lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

TTH.VN - Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Có giải pháp chiến lược, đột phá phục vụ mục tiêu phát triển bền vữngAPEC đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực, phục hồi kinh tế bền vững

Thông báo nêu rõ, năm 2015, Liên Hợp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững với 17 nhóm gồm 169 mục tiêu cụ thể. Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia và đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là 4 nhóm mục tiêu: 1- Nạn đói cơ bản giải quyết; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 10% năm 2015 còn dưới 3% năm 2020; 2- Chất lượng giáo dục và đào tạo được cải thiện và được xếp hạng khá cao so với các nước có cùng trình độ phát triển: giáo dục phổ thông xếp thứ 38 trong tổng số 174 nền kinh tế; giáo dục đại học top 70...; 3- Chiến lược và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, năng lượng sạch, ứng phó thảm họa được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả; 4- Hợp tác quốc tế một cách chủ động, tích cực và hiệu quả.

Việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trong các ngành, lĩnh vực đã đóng góp tích cực vào cải thiện thứ hạng phát triển bền vững của Việt Nam (từ 88 năm 2016 lên 68 năm 2017, 57 năm 2018, 54 năm 2019 và 49 năm 2020) trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người chưa vượt qua vị trí thứ 100. Đây là kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Liên Hợp Quốc lựa chọn Việt Nam trong số 10 quốc gia được chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả tích cực, đến nay còn một số chỉ tiêu chưa đạt, nhất là các mục tiêu có yêu cầu cao về nguồn lực và thời gian thực hiện trong điều kiện Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn nhiều nước. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện nhưng cũng không ít nơi còn nhận thức chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc thực thi nhiệm vụ được giao. Phó Thủ tướng đề nghị các Thành viên Hội đồng cần cập nhật thực trạng này, có ý kiến góp ý với tập thể lãnh đạo cơ quan để khắc phục sớm bất cập.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng yêu cầu giao các chỉ tiêu phát triển bền vững đến tận địa phương. Giao Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện bộ công cụ đánh giá kết quả thực hiện phù hợp với đặc điểm vùng, miền, địa phương.

Các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển để chủ động điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển bền vững, trong đó lưu ý làm rõ yêu cầu cụ thể về phát triển bền vững đối với từng loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng nhất trí giao Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có giải pháp phù hợp để phát triển cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến các Thành viên Hội đồng, hoàn chỉnh Báo cáo công bố trong tháng 1/2021. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top