ClockThứ Hai, 22/01/2024 11:36

Chia sẻ với lao động khó khăn dịp Tết đến, xuân về

Chương trình Tết sum vầy đã được các cấp công đoàn tổ chức trong 10 năm qua mang lại không khí ấm áp, nghĩa tình và sự chia sẻ trong dịp Tết đến Xuân về.

"Xuân yêu thương'' cho bệnh nhân Khoa Ung bướuẤm áp chương trình “Xuân biên cương hải đảo - tết thắm tình quân dân”Tổ chức xuân ám áp cho hơn 230 trẻ em khó khănTrao quà tết cho người lao động bị ảnh hưởng thu nhập do công ty thiếu đơn hàng

Anh Ngô Văn Đông chọn mua hàng tại gian hàng giảm giá trong chương trình Tết sum vầy 2024 tại Hà Nội. 

“Bên cạnh voucher có trị giá 500.000 đồng mua tại gian hàng 0 đồng,  tại các gian hàng khác, người lao động có thể mua hàng giảm giá với mức giảm từ 15-40% tuỳ mặt hàng”, anh Ngô Văn Đông chia sẻ.

Còn anh Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, Công ty có 20 công nhân lao động tham dự chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ".

“Công đoàn Công ty đã lựa chọn những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đến tham dự chương trình Tết sum vầy. Hoạt động của các cấp Công đoàn có ý nghĩa với công nhân lao động, đặc biệt là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết đến Xuân về, là nguồn động viên tinh thần để họ đón một cái Tết an lành, giảm nỗi lo trong cuộc sống”, anh Long chia sẻ.

Anh Long cũng cho biết thêm, hưởng ứng những hoạt động của Công đoàn cấp trên, dịp Tết này, Công đoàn Công ty triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động; tập trung vào các chế độ lương thưởng, tiệc tất niên cuối năm, những phần quà thiết yếu để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

Chị Lê Thị Hương (Công ty Cổ phần Nam Hà Nội) lần đầu tham gia chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ” năm nay. Con trai chị Hương được 10 tuổi nhưng không thể đi đứng hay sinh hoạt cá nhân do cháu cháu mắc căn bệnh động kinh bại não bẩm sinh. Chồng chị sức khoẻ kém, mọi chi tiêu, sinh hoạt và tiền chữa bệnh cho con chị Hương phải gồng gánh một mình.

Công nhân, người lao động mua hàng tại gian hàng 0 đồng của tổ chức công đoàn. 

“Mỗi công nhân được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, tham gia chợ Tết và phiếu tặng quà. Số tiền và hỗ trợ của tổ chức Công đoàn thực sự đã động viên, giúp tôi và các công nhân trong Công ty vượt qua khó khăn”, chị Hương cho biết thêm.

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung mọi nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Trong đó ưu tiên đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm; đoàn viên, người lao động thuộc gia đình chính sách, nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón Tết; đoàn viên, người lao động ở lại đơn vị, doanh nghiệp để phục vụ công tác, sản xuất, kinh doanh vào dịp Tết.

Công tác chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động được tổ chức thực hiện ở 3 cấp: Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở. Trong đó tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tập trung ở cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở; tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết đoàn viên, người lao động; tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; tổ chức chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024”; tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết; hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở…

LĐLĐ Thành phố và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ hỗ trợ trên 115.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 65 tỷ đồng. Trong đó, LĐLĐ Thành phố hỗ trợ trên 45 nghìn đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trên 30 tỷ đồng từ nguồn tài chính LĐLĐ Thành phố, kinh phí của Ủy ban nhân dân Thành phố và Quỹ xã hội LĐLĐ Thành phố; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ 70.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 35 tỷ đồng từ nguồn tài chính Công đoàn.

Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, đảm bảo đoàn viên, người lao động đón Tết an toàn, vui tươi, ấm áp, hạnh phúc.

LĐLĐ Thành phố cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức truyền thông nhanh chóng, kịp thời, liên tục về các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động trên các phương tiện truyền thông, báo đài, các nền tảng mạng xã hội, nhằm tạo hiệu ứng và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng xã hội về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động vào dịp Tết đến Xuân về; tạo không khí vui mừng, phấn khởi, chào đón mùa xuân trong đoàn viên, người lao động.

Hoạt động tổ chức Tết Sum vầy năm 2024 cũng đang được các cấp công đoàn tổ chức rộng khắp trên cả nước. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã sớm triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động, trong đó có nhiều hoạt động mới, thiết thực như Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” trực tiếp và qua sàn giao dịch thương mại điện tử; Chương trình “Chuyến bay Công đoàn”, “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”…

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” tại Hà Nội với quy mô 124 gian hàng bán các loại sản phẩm, hàng hóa bảo đảm chất lượng với giá ưu đãi từ 15% trở lên, gian hàng 0 đồng cho đoàn viên, người lao động; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, bốc thăm trúng thưởng….

Tại chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” có khoảng 7.000 đoàn viên, người lao động trên địa bàn thành phố được nhận số tiền 500.000 đồng hỗ trợ từ LĐLĐ thành phố Hà Nội để mua hàng hóa ở tất cả các gian hàng. Khoảng 20.000 lượt đoàn viên, người lao động và nhân dân trong khu vực tham quan, mua sắm hàng hóa...

Đặc biệt, thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, lần đầu tiên Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử để đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam mua sắm hàng hóa trong dịp Tết với mức giá ưu đãi, phương thức thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt hữu ích với đoàn viên, người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ cho hơn 200.000 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên công đoàn có thành tích xuất sắc, mức hỗ trợ 300.000 đồng/người để tham gia mua các loại sản phẩm, hàng hóa trên “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” trên các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín.

Hành trình 10 năm mang Tết đầm ấm cho công nhân

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trước năm 2015, việc tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động theo hình thức “sự kiện” đã được triển khai rải rác tại một số Công đoàn cơ sở, nhưng chưa có một “tên gọi” thống nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở, tại cơ sở, vì đoàn viên và người lao động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng đã có sáng kiến đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức “Tết sum vầy” quy mô cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam. Vì vậy, Chương trình “Tết Sum vầy” đầu tiên được tổ chức vào dịp Tết Ất Mùi - 2015 tại Thủ đô Hà Nội.

Công nhân, lao động tham gia chương trình thi gói bánh trưng. 

Từ hiệu quả và tính lan tỏa của Chương trình năm 2015,  dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai Chương trình “Tết Sum vầy” trên quy mô toàn quốc. Đến nay, Chương trình “Tết Sum vầy” đã trở thành “sự kiện” thường niên của tổ chức Công đoàn, tạo thành một phong trào sâu rộng trong xã hội, huy động sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp cùng chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là đoàn viên, người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. “Tết Sum vầy” đã trở thành “thương hiệu” của tổ chức Công đoàn, là sự kiện mong đợi của đoàn viên, người lao động cả nước vào dịp Tết đến, Xuân về.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, tính đến 16/1/2024 đã có 168.243 Chương trình được tổ chức ở các cấp Công đoàn, thu hút trên 29 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia, trên 24,1 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà tại Chương trình với tổng số tiền trên 17.210 tỷ đồng, trong đó, huy động từ nguồn xã hội hóa là gần 9.000 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 52 %).

Trong đó, về các hoạt động thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian tổ chức Chương trình; các cấp công đoàn đã tổ chức trên 133.204 cuộc thăm hỏi để tổ chức trao quà cho trên 18 triệu đoàn viên, người lao động với số tiền gần 8.000 tỷ đồng, trong đó quà bằng hiện vật là trên trên 2.800 tỷ đồng; các cấp công đoàn đã được đón gần 5.000 đợt thăm hỏi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ ngành, địa phương đến thăm và trao quà cho gần 1,1 triệu CNLĐ, với số tiền gần trên 173 tỷ đồng, trong đó quà bằng hiện vật là trên trên 2,7 tỷ đồng.

Về các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, và tinh thần cho đoàn viên, người lao động trong thời gian tổ chức Chương trình, các cấp Công đoàn tổ chức 4.611 chương trình Chợ Tết, các gian hàng, triển lãm..Theo đó, trên 3,1 triệu người thụ hưởng lợi ích với tổng số tiền trên 1.600 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hóa trên 279 tỷ đồng; tổ chức tặng vé tàu xe cho trên 2,7 triệu đoàn viên, người lao động với tổng số tiền trên 629 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hóa gần 384 tỷ đồng.

Đồng thời, các đơn vị tổ chức gần 12.000 chuyến xe đưa, đón 483.307 đoàn viên, người lao động về quê đón Tết, với tổng số tiền gần 219 tỷ đồng; tổ chức trao tặng trên 10.904 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động với tổng số tiền trao tặng trên 438 tỷ đồng; hỗ trợ, trợ cấp cho trên 787.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết, với số tiền hỗ trợ là gần 689 tỷ đồng; hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết là trên 6,7 triệu người, với tổng số tiền hỗ trợ là gần 4.500 tỷ đồng; tổ chức trên trên 54.888 chương trình văn hóa, văn nghê, thể thao, gala, vui chơi, giải trí, thu hút gần gần12 triệu lượt người tham gia, với tổng số tiền là trên gần gần 950 tỷ đồng; tổ chức 1.295 chương trình tôn vinh 41.359 đoàn viên, người lao động, điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong lao động, với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng.

Kết quả trên đạt được là cả một hành trình dài, quyết tâm và nỗ lực ở tất cả cấp công đoàn, là sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, là sự tạo điều kiện và hỗ trợ của Chính phủ trong triển khai thực hiện, kết quả cũng chính là nguồn động viên, khích lệ lớn lao đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ chăm lo đời sống, kết quả 10 năm thực hiện Chương trình, một lần nữa khẳng định vai trò của Công đoàn Việt Nam đối với CNLĐ, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị xã hội, tiếp tục khẳng định giá trị, tầm quan trọng trong công tác phối hợp, đồng hành và tạo điều kiện của các ban, bộ ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược, mục tiêu của hai nhiệm kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2014-2023, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đất nước ổn định, tiến bộ và phồn vinh.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, thông qua "Tết sum vầy", các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đã đáp ứng được nhu cầu thiết thực của đoàn viên, người lao động; tạo điều kiện, cơ hội cho đoàn viên, người lao động giao lưu, chia sẻ, trao đổi với nhau với lãnh đạo doanh nghiệp và cũng là động lực thúc đẩy lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động. Chương trình góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo đảm việc làm, nâng cao đời vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị với Đảng và Nhà nước tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động chăm lo Tết của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động tiếp tục quan tâm đến hoạt động thăm hỏi, động viên và trao quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm; Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cấp chính quyền, ban, bộ ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ hỗ trợ nguồn lự, ủng hộ, tham gia cùng với tổ chức Công đoàn thực hiện các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động, trong đó có hoạt động “Tết Sum vầy”; Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp gặp khó khăn, thiếu hụt lao động vào dịp Têt, thông tin, chia sẻ với tổ chức Công đoàn thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và chăm lo đời sống cho người lao động.

Với phía Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo triển khai Chương trình “Tết sum vầy”; Hỗ trợ thêm nguồn lực tổ chức Chương trình cho các địa phương ngành, nhất là những địa phương, ngành thuộc khu vực miền múi, vùng sâu, vùng xa, ít CNLĐ, đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội chưa thuận lợi; Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các thiết chế công đoàn, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ sở vật chất công đoàn như Nhà văn hóa, khách sạn, trung tâm tư vấn pháp luật, trường nghề để tăng cường điều kiện cơ sở vật chất chăm lo tốt hơn, nhiều hơn lợi ích người lao động phát triển, mở rộng Chương trình. Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục triển khai tổ chức Chương trình “Tết sum vầy” với quy mô cấp trung ương tại một số cụm, khu vực có đông công nhân, viên chức lao động.

Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tròn vai

Năng động, nhiệt tình, tận tâm, giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật là lợi thế giúp ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MSV làm tròn vai người “thủ lĩnh” công đoàn từ nhiều năm nay.

Tròn vai
Khi công đoàn là mái ấm

Với nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, Công đoàn Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba được nhiều người lao động xem là mái nhà thân thương để gửi trọn niềm tin yêu.

Khi công đoàn là mái ấm
Khẳng định vị thế công đoàn từ kiểm tra, giám sát

Công đoàn chú trọng tham gia kiểm tra, giám sát (KTGS) nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi của đoàn viên, người lao động...

Khẳng định vị thế công đoàn từ kiểm tra, giám sát

TIN MỚI

Tìm kiếm cơ hội việc làm chất lượngHỗ trợ thiết kế hộp quà tặng doanh nghiệp in logo
Return to top