ClockThứ Tư, 22/11/2023 14:32

Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo tại địa phương

Tiếp tục Đợt 2, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị nên bãi bỏ giấy chuyển viện khi dùng bảo hiểm y tếLan tỏa văn hóa áo dài Huế trên nghị trường Quốc hộiCử tri đề nghị đầu tư hạ tầng kênh mương thuỷ lợi, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trườngĐại biểu Quốc hội: Không hợp thức hóa các sai phạm về chung cư miniDự thảo nghị quyết đã mở rộng nhóm đối tượng được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN 

Phát biểu tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trong khối nội chính và các địa phương trong thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2023. Những kết quả đạt được đã góp phần rất lớn trong việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo; tập trung chỉ đạo và có giải pháp, lộ trình cụ thể xử lý dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, trong đó cần làm rõ những giải pháp trọng tâm, then chốt và mang tính đột phá.

Đồng thời, đại biểu Điểu Huỳnh Sang nhấn mạnh, cần thực hiện ngay những giải pháp cơ bản, lâu dài, chú trọng giải pháp về hoàn thiện thể chế pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, đồng thời cũng phải xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để hoạt động trái pháp luật.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm kết nối liên thông từ Trung ương đến cơ sở và phải có sự kết nối giữa các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, đoàn thể để thống kê, theo dõi, xử lý, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công khai vụ việc đã xử lý.

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) nhấn mạnh, năm 2024 là năm cao điểm thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; là năm bản lề chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; các vấn đề về kinh tế - xã hội, về đất đai, về chế độ chính sách có thể sẽ phát sinh khiếu nại, tố cáo. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành trong khối nội chính và các địa phương tiếp tục xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, chủ động nắm chắc tình hình, tập trung xử lý kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng, gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội.

“Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan thanh tra các cấp trong công tác quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”, đại biểu Cầm Thị Mẫn nói. 

Song song với đó, đại biểu tỉnh Thanh Hóa đề nghị cần có giải pháp chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo tại các địa phương, đặc biệt là đối với những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra các vụ việc đông người, phức tạp để chủ động đôn đốc, phối hợp giải quyết. Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến toàn thể nhân dân để mỗi người dân nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong khiếu nại, tố cáo.

Cũng tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong giải trình, làm rõ môt số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN 

Cảm ơn Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 tiếp tục có sự đổi mới, tích cực, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật. Công tác chỉ đạo điều hành, phối hợp giữa các cơ quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, thời gian qua công tác này đã được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải nội dung tuyên truyền. Tuy nhiên, hiệu quả công tác này này còn hạn chế. Thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng. 

Liên quan đến công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, số đơn thư năm 2023 tăng mạnh; tỷ lệ đơn đủ điều kiện xử lý càng lên cao lại càng giảm; việc chuyển đơn và xử lý đơn còn nhiều bất cập.

Tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến đại biểu Quốc hội, thời gian tới Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiên cứu đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo, phân định rõ các loại đơn theo thẩm quyền giải quyết nhằm hạn chế trùng lặp...

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
Cần giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản

Trong khuôn khổ Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết (NQ) của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Cần giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản
Return to top