ClockChủ Nhật, 16/02/2020 15:36

Có chính sách tốt nhất cho người dân khi di dời đến nơi ở mới

TTH.VN - Sáng chủ nhật (16/2), tại buổi kiểm tra công tác bàn giao mặt bằng dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo TP. Huế, 4 phường nội thành và các cơ quan liên quan cần cộng đồng trách nhiệm, có chính sách tốt nhất cho người dân khi di dời đến nơi ở mới.

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân thuộc diện di dân khu vực Thượng ThànhTạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc di dời dân cư khu vực I Kinh thành HuếThượng thành chưa xa đã nhớNiềm vui trong ngày nhận đấtChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng quà tết bà con Thượng ThànhDi dời, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế - bài 2: Trọn trách nhiệm với dânVăn phòng UBND tỉnh quyên góp hơn 40 triệu đồng ủng hộ người nghèo Thượng Thành tái định cưBí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu viết thư kêu gọi đóng góp, ủng hộ người nghèo

Chủ tịch UBND tỉnh ân cần thăm hỏi, động viên người dân Thượng Thành trước khi di dời đến nơi ở mới

Hàng chục hộ dân tiên phong bàn giao mặt bằng

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến tận hiện trường tháo dỡ nhà của các hộ dân khu vực Thượng Thành, phường Thuận Lộc, TP. Huế để thăm hỏi, động viên người dân và ghi nhận, đánh giá cao những hộ dân tiên phong tháo dỡ nhà cửa, công trình trên Thượng Thành, bàn giao mặt bằng cho chính quyền và mong muốn người dân tích cực hơn nữa. Dân Thượng Thành rất phấn khởi, vui mừng khi được người đứng đầu chính quyền tỉnh luôn theo sát, đồng hành, chia sẻ trong các hoạt động của dự án.

Ông Đinh Học Dũng - trú tổ 11, phường Thuận Lộc, một trong hơn 30 hộ tiên phong tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án phấn khởi cho biết, sau khi được bốc thăm chọn đất và nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi nhanh chóng chuyển đi để bàn giao mặt bằng và sớm xây nhà trên đất đã được bố trí ở khu dân cư Hương Sơ. Người dân đã tận mắt chứng kiến nơi ở mới của mình và thấy Nhà nước quan tâm đầy đủ các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, khu công viên… để sinh hoạt, học tập, lao động. Đây chính là nơi ở mới trong mơ của người dân Thượng Thành chúng tôi.

Bà Nguyễn Thị Gái cùng 2 vợ chồng người con và 4 người cháu sinh sống trong kho vũ khí thời Nguyễn rộng hơn 20m2 xúc động cho biết, nhà 7 nhân khẩu sống trong căn phòng chật hẹp bao đời nay không có điều kiện cho các cháu sinh hoạt, học hành. Nay được Nhà nước hỗ trợ tái định cư, gia đình chúng tôi rất hạnh phúc và sẽ bàn giao mặt bằng cho Nhà nước bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế.  

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế cho biết, đối với những hộ tiên phong bàn giao mặt bằng sẽ được Nhà nước thưởng theo 3 mốc. Nếu bàn giao trong mốc đầu sẽ được thưởng 10,5 triệu đồng, mốc tiếp theo được thưởng 6,5 triệu đồng và mốc thứ 3 được thưởng 4 triệu đồng mỗi hộ. Đến ngày 16/2, 36/242 hộ dân đã bàn giao mặt bằng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm gia đình có 7 nhân khẩu sống tạm trong kho vũ khí nhỏ trên Thượng Thành

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, đến nay, thành phố đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng giá trị hơn 118 tỷ đồng, dự kiến chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ hoàn thành trước ngày 20/2/2020. Về bố trí tái định cư, số hộ đất ở có nhà ở 575 hộ (242 hộ chính và 333 hộ phụ); số hộ đủ điều kiện để giao đất tái định cư là 340 hộ; hầu hết các hộ dân đã bốc thăm nhận đất, chỉ còn 7 hộ sẽ được mời bốc thăm trước ngày 20/2/2020.

“Song song với quá trình giao đất tái định cư, UBND TP. Huế đã hướng dẫn người dân lập thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng nhà đồng loạt để các hộ sớm tiến hành xây dựng nhà và ổn định cuộc sống. Thành phố sẽ ban hành quyết định giao đất cho các hộ đủ điều kiện bố trí đất tái định cư”- Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cho biết.

Mong người dân tiếp tục ủng hộ

Hiện trường một số nhà tiên phong di chuyển nhà bàn giao mặt bằng cho Nhà nước

Sau khi đi thị sát tình hình bàn giao mặt bằng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, dự án di dời giải tỏa khu vực Thượng Thành là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh và chính quyền địa phương với mong muốn mang lại cho người dân khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế những chính sách tốt nhất sau khi di dời đến nơi ở mới. Mong người dân tiếp tục ủng hộ các ban ngành chức năng trong công tác di dời giải tỏa, tự giác bàn giao mặt bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ban ngành triển khai dự án, góp phần bảo vệ di sản quốc gia, tạo cảnh quan môi trường cho Cố đô Huế.

Về phương án dọn dẹp mặt bằng, triệt hạ công trình sau khi giải tỏa, do nguồn kinh phí khá lớn, nên hiện UBND tỉnh đang xây dựng văn bản gửi Quân khu 4 hỗ trợ lực lượng dọn dẹp mặt bằng và Kế hoạch tháo dỡ, thu dọn vệ sinh sau khi di dời dân cư. Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo có phương án đầy đủ, cụ thể các công việc cần tiến hành kịp thời, đảm bảo việc tháo dỡ nhà ở, công trình kiến trúc, tránh xảy ra tình trạng tái lấn chiếm.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP. Huế, các phường và các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá việc bố trí tái định cư bổ sung cho một số trường hợp cụ thể theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Đề nghị UBND các phường kiểm tra, tổng hợp xác nhận, đề xuất danh sách để xem xét bố trí tái định cư bổ sung, đảm bảo ai cũng có đất để “an cư lạc nghiệp” ở nơi tốt hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có kế hoạch rà phá bom mìn với 8,4 ha đất nông nghiệp khu vực Thượng thành; đối với đất ở sẽ tiếp tục thực hiện theo hình thức cuốn chiếu sau khi các hộ gia đình, cá nhân bàn giao mặt bằng. Đồng thời, lưu ý đến việc bảo tồn các thiết chế, giữ nguyên hiện trạng di tích khi tháo dỡ công trình; chú trọng bảo vệ hệ thống cây xanh trên Thượng Thành, tuyến phòng lộ và Eo Bầu khi tái lập mặt bằng.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Return to top