ClockThứ Hai, 24/10/2022 06:42

Cứ lũ lụt là thiệt hại

Mưa lũ ở Huế không phải là chuyện mới. Nhiều dự báo, cảnh báo lẫn các kịch bản ứng phó, thích nghi đã được bàn đến, xây dựng nhiều nhưng mỗi đợt lũ, những thiệt hại về nông nghiệp ở vùng lũ lại tái diễn.

Sau lũ, thật đau lòng khi những hình ảnh thiệt hại về nông nghiệp được cập nhật. Tại rốn lũ Quảng Điền, thiệt hại nhiều tập trung ở hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Trên sông Bồ - nơi nuôi sống không ít hộ dân nhờ nghề nuôi cá lồng, sau đợt lũ mới đây, hàng tấn cá diêu hồng đang độ thu hoạch bỗng chốc chết trắng do ngột nước. Chưa có thống kê đầy đủ người nuôi cá thiệt hại bao  nhiêu, nhưng theo thông tin ban đầu, thiệt hại này có khả năng không được hỗ trợ vì lỗi do người dân nuôi không đúng lịch thời vụ.

Cũng tại Quảng Điền, vựa rau lớn nhất tỉnh, có hộ nông dân mất trắng cả trăm triệu đồng do lũ, trong đó có hàng ngàn cây cà chua và dưa leo công nghệ cao mà bà con được hỗ trợ hàng trăm triệu đồng trong khuôn khổ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Tại Phú Vang - nơi được biết đến với những vựa hoa tết, sau lũ, nước mắt người trồng hoa cũng nhòa vào vụ hoa tết đang mơn mởn bỗng mất trắng theo lũ. Chỉ riêng vựa hoa tết Phú Mậu, thiệt hại do đợt lũ vừa qua lên đến 2,5 tỷ đồng.

“Sống chung với lũ” là cụm từ đã nằm lòng với người dân vùng ngập lụt của Huế. Đó cũng là phương châm trong hoạch định các chính sách kinh tế và an sinh cho người dân vùng lũ. Theo đó, đã có những mô hình như nhà vượt lũ, trồng hoa trên giàn cao chống ngập lụt; thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ sản xuất… Tuy nhiên, vấn đề thích ứng với lũ lụt đã thực sự hiệu quả và bền vững khi người nông dân vẫn đánh cược sinh kế cho trời?. Đó là chia sẻ rất thực từ một người trồng hoa ở Phú Mậu, rằng: Dù biết đánh cược với thiên tai, nhưng người trồng hoa vẫn phải làm vì hy vọng thời tiết thuận lợi để có thu nhập.

Thống kê cho thấy, trong đợt mưa lũ từ ngày 14 -17/10 vừa qua, toàn tỉnh ước tính có khoảng 20 nghìn nhà ngập, với độ sâu từ 0,3-0,8m tùy từng vùng và khu vực. Hàng ngàn hộ dân phải di dời đến nơi an toàn. Có những nơi, nước lên bất thường, công tác di dời phải tiến hành trong đêm.

Trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường, công tác ứng phó với bão lụt ở địa bàn nhạy cảm với thiên tai như Huế là công việc thường xuyên, đối diện với muôn vàn khó khăn. Không chỉ cần những kịch bản về ứng phó như di dân, cứu hộ cứu nạn, việc sống chung với lũ cần có những chương trình, kế sách thích nghi hiệu quả, có tính bền vững, đặc biệt là sinh kế, sản xuất của người dân vùng ngập.

Nếu những giải pháp ứng phó cứ “theo đuôi lũ” như tập quán sản xuất may rủi của người trồng hoa ở Phú Mậu hay người nuôi cá trên sông Bồ thì điệp khúc cứ lũ là thiệt hại lại tái diễn. Cùng với đó, những thiệt hại về kinh tế của từng hộ dân sau cơn lũ sẽ dẫn đến nợ nần, tái nghèo… Tiềm lực kinh tế chung của tỉnh cũng ảnh hưởng, khi thu nhập của một bộ phận không ít người dân vùng lũ bấp bênh trong mùa lũ.

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Hương Trà mất điện toàn diện

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TX. Hương Trà, tính đến đầu giờ chiều 27/10, mực nước sông Bồ tại Phú Ốc là 1,4m, dưới báo động 1 là 0,1m và hiện mực nước đang lên. Một số địa phương, như: Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ… đã xuất hiện một vài điểm ngập úng cục bộ, nơi sâu nhất khoảng 0,5m.

Hương Trà mất điện toàn diện

TIN MỚI

Return to top