ClockThứ Sáu, 17/03/2023 20:15

Cùng hành động trước thách thức của biến đổi khí hậu

TTH.VN - Sau 2 năm triển khai dự án “Thí điểm NAMA – hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả tại thành phố Huế” (VIE/401) và dự án “Thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế” (VIE/433), người dân đã từng bước nâng cao nhận thức; Nhà nước cũng tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể.

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệtĐầu tư đê kè ứng phó sạt lở biểnXây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

leftcenterrightdel
Chuyên gia chia sẻ ý kiến tại hội nghị 

Chiều 17/3, UBND tỉnh tổ chức tổng kết VIE/401 và VIE/433 do Quỹ Năng lượng và khí hậu Luxembourg tài trợ. Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên của cả nước nhận hỗ trợ từ Quỹ này và được triển khai đồng thời trong giai đoạn 2017-2022.

Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải nhà kính

VIE/401 là DA nhằm giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng thông qua thay thế đèn truyền thống bằng đèn LED tại các điểm chiếu sáng công cộng đô thị.

Đại diện Ban quản lý DA thông tin, trong 2 năm triển khai, 1.564 bộ đèn cũ tiêu tốn năng lượng được thay thế bằng đèn LED ở 26 tuyến đường ở thành phố; 13.676 bóng đèn tuýp cũ ở các trường học được thay thế bằng 18.692 đèn tuýp LED…

Dựa trên đo đạc thực tế, ước tính đến năm 2030 sẽ giảm lượng điện sử dụng là 10.441 MWh, giảm phát thải nhà kính hơn 9 nghìn tấn CO2. Đặc biệt, hợp phần phần mềm của DA cũng đã nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa người sử dụng năng lượng và hiện tượng ấm lên toàn cầu; tỷ lệ học sinh, giáo viên được cải thiện nhận thức, hành vi tăng lên 30 điểm phần trăm trung bình so với khảo sát đầu kỳ, người dân nói chung tăng lên ít nhất 20 điểm phần trăm trung bình…

“DA đã chứng minh phương án kinh doanh đối với đèn LED là một can thiệp rất hiệu quả về mặt tiết kiệm điện và giảm phát thải khí nhà kính. Kiểm toán năng lượng là một hoạt động hay, nhà nước nên cân nhắc đầu tư dựa trên kết quả kiểm toán”, đại diện Ban quản lý DA nhấn mạnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh đánh giá cao kết quả của DA, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tỉnh tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ là 1.569 MWh, giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2021-2022... “Các hoạt động liên quan đến thẩm định đối với hệ thống đèn LED vẫn được duy trì bởi một phần ngân sách DA hỗ trợ sau khi DA kết thúc. Chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng các kết quả các DA đã đạt được”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu điệm cho đại diện 2 dự án  

Từng bước thích ứng với thực tiễn

Việt Nam nằm trong top 10 nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó Thừa Thiên Huế là địa phương trọng điểm. VIE/433 đã tập trung 29 xã dễ bị tổn thương nằm ở vùng đầm phá, ven biển. DA đã triển khai 6 hợp phần kỹ thuật.

Đánh giá của Ban quản lý DA cho thấy, DA đã góp phần nâng cao năng lực của cán bộ Nhà nước và cộng đồng để ứng phó hiệu quả hơn với những rủi ro và tác động của biến đổi khí hậu; cơ sở hạ tầng bảo vệ thích ứng BĐKH quy mô nhỏ, bảo vệ tốt hơn cho người dân và sinh kế của họ; hệ sinh thái hỗ trợ người dân thích ứng với những tác động của BĐKH.

Năm 2017, mối quan hệ hợp tác giữa Luxembourg và Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới. Hai bên thống nhất điều chỉnh thỏa thuận khung về hợp tác để bổ sung các DA mới do Quỹ Năng lượng và khí hậu Luxembourg tài trợ trong lĩnh vực BĐKH.

VIE/433 được triển khai với các can thiệp phù hợp các yêu cầu quốc tế về thích ứng BĐKH, các chính sách, chiến lược của chính phủ Việt Nam cũng như các kế hoạch hành động của tỉnh; đã đưa ra được những giải pháp nhằm hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh bảo đảm nguyên tắc an toàn thân thiện với môi trường tại vùng đầm phá, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm để phát triển kinh tế.

“Tác động của BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người. Do vậy, cần có những biện pháp nâng cao nhận thức về nội dung này. Từ các cuộc thi chủ đề BĐKH mà DA tổ chức không chỉ tạo sân chơi bổ ích mà còn giúp chúng em nhiều kiến thức, thu gom nhiều vật dụng tái chế. Từ đó, bản thân nâng cao trách nhiệm để tuyên truyền đến với mọi người”, em Trương Công Đại Long, học sinh lớp 8/1 Trường THCS Đặng Dung (huyện Quảng Điền) cảm nhận.

leftcenterrightdel
 Hệ sinh thái đầm phá Quảng Lợi (Quảng Điền) từng bước được phục hồi. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Phó Chủ tịch UBND Hoàng Hải Minh cho biết, năm 2023, tỉnh đang trong quá trình xây dựng văn kiện DA thích ứng biến đổi khí hậu mới cho 3 huyện: Hương Thủy, Hương Trà và Phong Điền với tổng ngân sách dự kiến là 10 triệu USD, đệ trình Quỹ năng lượng và khí hậu Luxembourg và Quỹ Khí hậu xanh phê duyệt. Do vậy, tỉnh hy vọng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin giữa tư vấn xây dựng DA và đầu mối phía tỉnh để xây dựng một dự án thích ứng BĐKH có tính khả thi và tính bền vững cao, tiếp tục sự hợp tác vững bền giữa tỉnh với các nhà tài trợ.

Đánh giá về sự thành công của các DA, đại diện Đại sứ quán Luxembourg tại Lào kiêm nhiệm Việt Nam cho rằng, đây là sự đầu tư xứng đáng trong lĩnh vực hợp tác để phát triển. Các DA đã có những kết quả rõ ràng, sắp tới sẽ còn những DA khác để hướng tới một cam kết chung trước thách thức của BĐKH.

DA VIE/433 có tổng ngân sách là 3,261 triệu Euro, trong đó vốn ODA không hoàn lại là 2,961 triệu Euro, vốn đối ứng là 300.000 Euro. Dự án VIE/401 tổng ngân sách là 2,2 triệu Euro, trong đó vốn ODA không hoàn lại là 2 triệu Euro, vốn đối ứng 200.000 Euro.
LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép

Tại buổi kiểm tra thực tế các khu vực khoáng sản trên địa bàn xã Lộc Điền và Lộc Bổn, huyện Phú Lộc ngày 27/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan liên quan rà soát lại các quy định pháp lý liên quan đến các khu vực khai thác khoáng sản; đánh giá cụ thể số liệu các khu vực mỏ khoáng sản nằm trong quy hoạch.

Chủ động giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
Sẽ lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ

Tại phiên họp với các sở, ban ngành về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 ngày 7/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: “Thời gian tới, lãnh đạo tỉnh sẽ đích thân đi từng chuyên đề, từng dự án một để kiểm tra, tác nghiệp cụ thể để có phương án xử lý đối với các dự án chậm tiến độ”.

Sẽ lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ
Return to top