ClockThứ Ba, 31/08/2021 20:04

Cuộc vận động trước Tổng khởi nghĩa ở Huế

TTH.VN - Cách mạng tháng Tám ở Huế đã đi vào lịch sử với một tầm quan trọng đặc biệt, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, chính phủ bù nhìn và thế lực bảo trợ là quân đội phát xít Nhật, góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn Cách mạng tháng Tám của dân tộc.

Sự chuẩn bị hoàn hảo cho cao trào Tổng khởi nghĩa ở Huế74 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9: Bài học lớn về 'mẫu số chung' toàn dân tộc

Xây dựng cơ sở 

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, chính phủ Trần Trọng Kim là một tổ chức phản động đã được Nhật thành lập ở Huế. Chính phủ này bao gồm nhiều nhân vật có xu hướng khác nhau, có người thân Nhật thật sự, có người lầm tưởng Nhật giúp ta giành độc lập. Chính vì vậy, khi lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim, cách mạng cần phải phân hóa, ra sức lôi kéo những người lầm đường đứng về phía Nhân dân, trung lập những phần tử lưng chừng, cô lập những tên phản động giả danh yêu nước.

Lúc này có ông Tôn Quang Phiệt làm môi giới, ông Hoàng Anh được cử đi tiếp xúc với các bộ trưởng trong nội các; ông Lê Tự Đồng tiếp xúc với các lực lượng vũ trang của chính phủ Trần Trọng Kim. Người đầu tiên cần vận động là ông Phan Tử Lăng – vốn là sĩ quan Lục chiến của Pháp, Chỉ huy trưởng Đội bảo an có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự cho Cố đô Huế của chính phủ Trần Trọng Kim.

Tại nhà ông Lăng, cuộc họp gồm có 3 người: Ông Tôn Quang Phiệt – trí thức yêu nước; ông Phan Tử Lăng – Chỉ huy Bảo an Trung kỳ; ông Lê Tự Đồng– đại diện cho Việt Minh Nguyễn Tri Phương. Sau vài phút xã giao, ông Tôn Quang Phiệt đã nói rõ mục đích của cuộc gặp gỡ.

Sau khi nghe thì ông Lăng có một số thắc mắc như: Tại sao các ngài lại đánh Nhật, các ngài đánh Nhật như thế nào, nếu thắng Nhật các ngài đưa đất nước đến đâu? Sau khi những nghi vấn đó được giải đáp, ông Lăng còn băn khoăn thêm về vấn đề vũ khí. Ông Lê Tự Đồng đã trả lời, nếu các ông đứng về phía chúng tôi thì chúng ta lại có thêm vũ khí, có thêm lực lượng, để ông góp phần vào sự nghiệp cách mạng.

Nghe được câu trả lời, ông Lăng vui vẻ, cởi mở: “Tôi thấy con đường mà các ngài vạch ra là chí phải, rất hợp với lòng mong muốn của tôi bấy lâu nay, bây giờ các ngài muốn tôi phải làm gì?”. Ông Lê Tự Đồng đã hướng dẫn: “Khi đã nhận ra chân lý rồi thì thiếu gì cách hành động, ông nên sử dụng các lực lượng thuộc quyền chỉ huy của ông, anh em bảo an cũng như anh em sinh viên tiền tuyến là người Việt Nam, chắc ai cũng có lòng yêu nước thương nòi. Nếu chính phủ bù nhìn ra lệnh đàn áp, bắt bớ Nhân dân chỉ cần ông bảo anh em làm ngơ, đừng hành động là được, tốt hơn nữa thì ông bảo anh em đứng về phía Nhân dân”. Ông Lăng khẳng khái khẳng định: “Gì chứ việc đó tôi làm được”. Nhờ vậy, chúng ta đã có những cơ sở ngay tại cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn và lực lượng vũ trang của chúng bên cạnh các tầng lớp trong xã hội đã sẵn sàng đứng dậy khởi nghĩa.

Việc lập Ủy ban Nhân Dân Cách mạng lâm thời tưởng chừng đơn giản, song cũng phải đặt ra nhiều vấn đề: Chủ tịch sẽ là ai? Thoạt đầu, ông Hồ Tùng Mậu hoặc ông Nguyễn Cư Trinh được đề cử, vì đây đều là những người có trình độ kiến thức, có tuổi tác ở độ vừa phải, lại là những chính trị phạm mới về, nhưng cả hai đều từ chối viện cớ không phải người địa phương. Đề cử thứ hai là ông Tố Hữu, nhưng ông Tố Hữu cũng từ chối: "Không được, mình là học trò nghèo lại đang non choẹt thế này thì làm sao được".

Cuối cùng, cách mạng quyết định mời ông Tôn Quang Phiệt, tuy có thời gian đứng ra tổ chức Hội tân Việt Nam thân Nhật, nhưng đó chỉ là do nhận thức sai lầm, sau đó thì anh đã nghe theo lẽ phải và bắt tay vào giúp cách mạng một cách tích cực, chân thành.

Từ đây, Nhân dân làm chủ

Ngày 23/8/1975, quần chúng cách mạng từ các huyện đổ về hợp lại với quần chúng cách mạng ở TP. Huế, tạo thành một biển người tràn ngập các ngả đường. Từng trung đội, tiểu đội tự vệ và lính bảo an, cùng anh em sinh viên võ bị đã được phân công tới chiếm lĩnh từng công sở mà những tên lính gác lại là những người của chúng ta bố trí mở cửa và trao chìa khoá cho cách mạng.

Theo kế hoạch, đúng 12 giờ trưa ngày 23/8/1945, cả thành phố dậy lên một rừng cờ đỏ sao vàng, các đoàn biểu tình hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo chính quyền bù nhìn thân Nhật”,  “Việt Nam độc lập muôn năm”. Tiếng hô như sấm dậy, đoàn biểu tình như những dòng thác. Đến 16 giờ ngày 23/8, tại Sân vận động Huế, hàng vạn Nhân dân Thừa Thiên Huế đã tập trung hàng ngũ chỉnh tề dưới rừng cờ sao vàng phấp phới, Ủy ban Khởi nghĩa tiến vào lễ đài giữa tiếng hoan hô vang dội.

Ông Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và tuyên bố từ nay chính quyền về tay Nhân dân; trân trọng giới thiệu Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh do ông Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch, ông Hoàng Anh - Phó Chủ tịch.

Chiều ngày 30/8/1945, lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam - được tổ chức tại Ngọ Môn, đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến. Từ đây, Nhân dân Thừa Thiên Huế thực sự làm chủ cuộc sống, làm chủ quê hương.

Mai An 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top