ClockThứ Hai, 22/04/2019 22:01

Dấu ấn đại tướng Lê Đức Anh

Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Đại tướng Lê Đức Anh từng có mặt ở những điểm nóng nhất trong kháng chiến và trở về trong chiến thắng...

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22.4 tại nhà Công vụ, số 5A Hoàng Diệu, TP.Hà Nội.

Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1/12/1920 tại xã Lộc An, H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1938; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987 - 1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986 - 1987)… Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII…

Là một tướng trận, một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, đại tướng Lê Đức Anh có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng.

Ngày 16/4/1974, ông được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng do chủ động đánh địch lấn chiếm đất, phá âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của địch; được phong hàm đại tướng vào năm 1984.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh từng tham gia chiến dịch giải phóng Campuchia, Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; tham gia cứu đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giúp hồi sinh một dân tộc.

Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đóng góp quan trọng vào bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, khi được tín nhiệm giao trọng trách thăm dò, mở đường cho bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Sáng kiến phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng khi giữ trọng trách Chủ tịch nước; giải quyết chính sách đất đai cho bộ đội tự xây nhà, giúp ổn định chỗ ở, cải thiện đời sống sĩ quan, cán bộ quân đội; giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi giảm 60% quân số bằng cách đưa đi lao động xuất khẩu...

Bộ Chính trị khóa V có 13 Ủy viên, riêng quân đội có 3, gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Chu Huy Mân, và Lê Đức Anh (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, là rất đặc biệt, chưa từng có.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh được Đảng, nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huy hiệu 80 năm tuổi đảng; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhất, và nhiều Huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô, Cu Ba, Camphuchia, Lào…

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới
Return to top