ClockThứ Năm, 30/09/2021 18:59

Đề nghị các bộ ngành phối hợp cùng Thừa Thiên Huế thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ

TTH.VN - Chiều 30/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) và Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Cùng dự làm việc có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành.

Phải có tầm nhìn chiến lược cho công tác quy hoạchTạo sự đồng thuận cao trong xã hội để phát triển bền vữngƯu tiên nào cho hướng mở rộng thành phố Huế?Kết quả đạt được nhiệm kỳ qua là của nhiều nhiệm kỳ trước và các thế hệ lãnh đạo tỉnhThừa Thiên Huế sẽ thành thành phố trực thuộc Trung ươngVừa bảo tồn giá trị lịch sử, vừa phù hợp với xu thế phát triểnHuế đang thay đổi từng ngàyĐầu tư cho văn hóa di sảnThủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên Huế

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo các nội dung tại buổi làm việc lên Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành  

Tại điểm cầu Huế có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; tập thể ban TVTU; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương.

Kinh tế phục hồi tích cực

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh đã chủ động, kiên quyết, kiên trì triển khai quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, vừa phòng chống kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ nhân dân, vừa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khôi phục, thúc đẩy phát triển KT- XH.

Dự kiến 9 tháng, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 41.412 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 5,12%. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,69%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,18%; khu vực du lịch, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi, tăng 3,4%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,22% so với cùng kỳ; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng ổn định.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 1.375 triệu USD, tăng 36,8% cùng kỳ; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 840,3 triệu USD, tăng 32,2% và đạt 91,3% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 18.945 tỷ đồng, tăng 3,5%. Thu ngân sách nhà nước đạt 7.742 tỷ đồng, vượt 28% dự toán và tăng 25,4% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ được tập trung chỉ đạo. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo Trung ương về các giải pháp khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19. Đến 30/9, toàn tỉnh có 823 ca F0 (hiện đang điều trị 71 ca, đã được điều trị khỏi 747 ca), có 4 bệnh nhân tử vong.

Về triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, tỉnh đã phối hợp các bộ, ngành Trung ương tổ chức thực hiện các đề án liên quan. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, ủng hộ cho tỉnh sớm được thông qua các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tổn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Lấy thiên nhiên, văn hóa làm nguồn lực phát triển

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển KT - XH, duy trì ổn định cuộc sống của người dân trước ảnh hưởng của đại dịch; tập trung bám sát cho mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Thủ tướng đặc biệt hoan nghênh và ghi nhận công tác phòng chống dịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. "Nhờ làm tốt công tác chống dịch nên KT - XH của tỉnh phát triển tốt là điều tất yếu. Không những chống dịch tốt mà tỉnh còn thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tinh thần trách nhiệm khi tích cực hỗ trợ, chi viện cho miền Nam chống dịch".

Thủ tướng khẳng định Thừa Thiên Huế có truyền thống đoàn kết thống nhất trong nhận thức và trong hành động của cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Đây là thế mạnh mà Thừa Thiên Huế cần phát huy để phát triển KT - XH một cách bền vững. Càng trong lúc này càng phải đoàn kết, thống nhất, lắng nghe, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, huy động tối đa các nguồn lực, nguồn lực bên trong là cơ bản, quyết định, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc 

Thủ tướng cho rằng, Huế là địa phương đặc trưng với thiên nhiên và hệ thống di sản văn hóa mà hiếm nơi nào có được, đây là điều kiện quan trọng để tỉnh phát huy thế mạnh đặc trưng. Do vậy, tỉnh phải biến các đặc trưng này thành nguồn lực để phát triển dựa trên 3 trụ cột: con người, thiên nhiên và lịch sử văn hóa. Cần nhanh chóng tập trung thực hiện quy hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, nếu làm tốt công tác quy hoạch mới tìm ra được tiềm năng thế mạnh của địa phương, "cái gì đặc thù thì phải tập trung phát huy, khai thác thật sâu, cái gì không đặc thù, ở đâu cũng có thì phối hợp với các địa phương khác cùng nhau phát triển"; quy hoạch để tìm ra được những khó khăn, thác thức, từ đó tái cấu trúc lại nền kinh tế, đề ra những giải pháp khắc phục cụ thể.

"Thừa Thiên Huế phải tập trung cho phát triển dịch vụ, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, phát triển công nghiệp văn hóa. Tăng cường tự lực tự cường, lấy nội lực là cơ bản, ngoại lực là đột phá, đi lên từ chính bàn tay và khối óc, từ khí phách của con người xứ Huế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng dựa trên những nền tảng đó "- Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước mắt, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng mềm, hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng quản trị công nghệ thông tin. Đồng thời, phát huy hiệu quả từ công tác cải cách hành chính dựa vào nền tảng công nghệ thông tin, càng giảm tiếp xúc trực tiếp càng tốt; ưu tiên cho hợp tác công tư theo hướng hài hòa lợi ích - chia sẻ rủi ro.

Thủ tướng nhắc nhở Thừa Thiên Huế không được chủ quan trong công tác phòng chống dịch, thích ứng an toàn trong tình hình mới, thực hiện linh hoạt trong trong công tác phòng chống dịch, theo tinh thần chỉ đạo chung của Bộ Y tế và của Ban chỉ đạo Quốc gia. Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện đại, nêu cao vai trò người đứng đầu.

Liên quan đến các đề xuất của tỉnh, Thủ tướng cơ bản đồng ý về chủ trương, đề nghị các bộ ngành tích cực phối hợp, chung tay cùng Thừa Thiên Huế thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ phát triển KT - XH, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị theo tinh thần “đã phối hợp tốt rồi phải phối hợp tốt hơn nữa, đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa, đã hành động rồi phải hành động quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa”, để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương càng sớm càng tốt.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

TIN MỚI

Return to top