ClockThứ Hai, 25/10/2021 16:23

Đưa chỉ tiêu “y tế dự phòng” vào Luật Thống kê

TTH.VN - Chiều 25/10, phát biểu đóng góp ý kiến trước diễn đàn Quốc hội về Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đề nghị nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu “y tế dự phòng” để thống kê đầy đủ và quản lý tốt mạng lưới này trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Chính phủ đưa ra 16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trườngLiên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19Thích ứng an toàn, thống nhất trên toàn quốc để kiểm soát hiệu quả dịch bệnhSẵn sàng cho Trung tâm Hồi tích cực COVID-19 quốc giaThời điểm này, rất cần mệnh lệnh từ Trung ương, không thể mỗi nơi làm một kiểuĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tặng 70 tấm nệm cho học sinh cách ly y tế tại Hương Chữ

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận tại Quốc hội chiều 25/10

Phát biểu tham luận, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu xây dựng dự án Luật. Việc xây dựng dự án Luật nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình kinh tế- xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia…

Góp phần hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, cần nghiên cứu tách riêng nhóm chỉ tiêu “bình đẳng giới” không ghép cùng lĩnh vực lao động, việc làm. Đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung 3 chỉ tiêu về giới vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia: đó là phát triển giới; bất bình đẳng giới (GII) và khoảng cách giới (GGI). Đây không phải là những chỉ tiêu mới, thực tế đã được các cơ quan Liên Hợp quốc, nhất là UNDP, UN Women sử dụng trong nhiều báo cáo quốc tế đánh giá về tình trạng bình đẳng giới của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Đề nghị, nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu nữ lãnh đạo các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp. Vì quy định như dự thảo tại nhóm 2 về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng, ĐBQH, đại biểu HĐND là chưa đầy đủ, chưa toàn diện về tỷ lệ nữ lãnh đạo.

Ngoài ra, cần sửa tên nhóm “doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp” thành “tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp), hộ kinh doanh, cơ quan hành chính;” bổ sung nhóm chỉ tiêu riêng cho “kinh tế số, chuyển đổi số;” làm rõ khái niệm, nội hàm, quy định cụ thể về đo lường quy mô nền kinh tế số, đóng góp của các ngành vào kinh tế số, hạch toán tài khoản quốc gia, cán cân thanh toán…

Theo đại biểu, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung nhóm chỉ tiêu liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đồng thời tích hợp số liệu điều tra 53 dân tộc vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Tại Nhóm 7 về tiền tệ, bảo hiểm và chứng khoán, đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu tách “bảo hiểm” ra khỏi nhóm “Tiền tệ, bảo hiểm và chứng khoán” và gọi là nhóm “An sinh xã hội” trong đó có các chỉ tiêu về BHXH, BHYT, BHTN. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững của Quốc gia về khía cạnh xã hội. Việc để các chỉ tiêu BHXH, BHYT, BHTN nằm trong nhóm 7 là chưa phù hợp, không đúng với tính chất xã hội của BHXH, BHYT, BHTN, mà chỉ phù hợp với các loại hình bảo hiểm thương mại.

Đại biểu đề nghị nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu “Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp” thành chỉ tiêu “Số người tham gia BHXH, BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN". Vì Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã có quy định về mục tiêu cụ thể thực hiện chỉ tiêu này. Đối với BHXH, việc phân tách số người tham gia BHXH theo 2 hình thức (bắt buộc và tự nguyện) và phân tách số lượng nam – nữ tham gia có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá hệ thống an sinh xã hội của quốc gia, tiêu chuẩn lao động quốc tế và giúp việc hoạch định chính sách để giảm bớt khoảng cách giới trong tham gia BHXH tại Việt Nam.

Đại biểu viện dẫn, theo quy định của Luật Thống kê 2015, các chỉ tiêu liên quan đến số người đóng, hưởng, thu, chi BHXH, BHYT, BHTN đều đang do BHXH Việt Nam thực hiện và đã, đang thực hiện hiệu quả do đã có cơ sở dữ liệu điện tử. Vì vậy, đề nghị giao BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện đo lường tỷ lệ người tham gia BHYT. Do vậy, việc giao cho Tổng cục Thống kê đo lường chỉ tiêu sẽ làm phát sinh thêm chi phí và nhân lực cho công tác thống kê và không hiệu quả.

Tại Nhóm 16 về Y tế và chăm sóc sức khỏe, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung 1 chỉ tiêu “y tế dự phòng” để thống kê đầy đủ và quản lý tốt mạng lưới này. Đối với chỉ tiêu “Số bác sĩ, giường bệnh trên mười nghìn dân”, đề nghị tách thành 2 chỉ tiêu “Số bác sĩ trên mười nghìn dân” và “Số giường bệnh trên mười nghìn dân”  để góp phần đánh giá sự chính xác và hiệu quả trong sự tiến bộ của ngành y tế.

Thái Bình (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top