ClockThứ Hai, 13/08/2018 15:24

Giảm nghèo bền vững là vấn đề day dứt, trăn trở

TTH.VN - Sáng nay (13/8), trong khuôn khổ Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn trước Thường vụ Quốc hộiA Lưới phát huy vai trò của già làng, trưởng bảnBồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu sốNâng cao đời sống đồng bào nơi biên giới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn  Ảnh: VGP

Cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài cùng đại diện các sở, ban, ngành cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các ĐBQH đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề; Bộ trưởng trả lời rõ các vấn đề đã được chất vấn, xác định trách nhiệm, nêu giải pháp, lộ trình khắc phục những điểm còn hạn chế. Trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, Trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình những vấn đề được quan tâm.

Còn nhiều trăn trở

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Đỗ Văn Chiến trả lời chất vấn    Ảnh: VGP

Trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu Bùi Sỹ Lợi về giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, đây là vấn đề day dứt, trăn trở của nhiều cấp, ngành và chính bản thân đại biểu. Số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 52,66%, thu nhập bình quân chỉ được 7-8 triệu đồng/người/năm... 

Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc là cơ quan tham mưu chính, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ vấn đề này. Ủy ban đã tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (đất, vay vốn, đào tạo nghề...). Tuy nhiên, việc thực thi chính sách còn gặp những khó khăn, vướng mắc. 

Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp chủ yếu về: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc miền núi; tạo sinh kế cho đồng bào; giải quyết ổn định vấn đề đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị trường; tăng cường tuyên truyền vận động để bà con tự hào về nguồn cội, tự tin vào bản thân, tự lực vươn lên không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; nghiên cứu tích hợp các chính sách để tập trung chỉ đạo, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đồng bào dân tộc thiểu số... 

Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy, Bộ trưởng cho biết có 16 dân tộc thiểu số dưới 10.000 người. Ủy ban đã tham mưu ban hành được 1 chính sách đặc thù để hỗ trợ cho từng dân tộc rất ít người. Trong đó, đã đầu tư trực tiếp cho 4 dân tộc thiểu số dưới 1000 người, xác định nhiệm vụ đầu tư cụ thể cho từng thôn bản, từng dân tộc...

Trả lời đại biểu Y Nhàn, Bộ trưởng cho biết khi nhận nhiệm vụ, ông đã tới tất cả những vùng khó khăn nhất của cả nước nên nắm rất rõ và thấu hiểu những khó khăn của đồng bào. Tuy nhiên, vừa qua do sự chuyển giao giữa 2 khóa nên việc đầu tư ngân sách cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, vướng mắc... Ủy ban Dân tộc cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ xây dựng nghị quyết, trình Quốc hội xem xét để bố trí vốn cho đồng bào.

Tăng cường liên kết đào tạo và giải quyết việc làm

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Trả lời chất vấn của đại biểu về giải pháp giải quyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi được đào tạo, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung thừa nhận thực trạng, hiện nhiều thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn trong tìm việc.

Về giải pháp, Bộ trưởng nhấn mạnh, bên cạnh thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề, cần tăng cường liên kết các trường nghề với doanh nghiệp để hỗ trợ giải quyết việc làm.

Bộ trưởng cho biết, tỉnh Hà Giang đã triển khai chương trình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, đến nay có 1.900 học sinh, sinh viên sau khi học xong đã chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp. Tức là đào tạo theo đơn đặt hàng và doanh nghiệp nhận ngay từ đầu. Điện Biên cũng đang triển khai giải pháp này. 

Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo thanh niên dân tộc miền núi sau đó đưa đi xuất khẩu lao động. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên thực hiện chính sách này rất tốt, tuy nhiên với khu vực miền núi phía Bắc lại gặp khó khăn. Bộ trưởng cho biết, sắp tới sẽ sửa đổi chương trình đào tạo theo hướng, thời gian đào tạo dài hơn, yêu cầu thấp hơn, lựa chọn công việc phù hợp hơn và phù hợp tâm lý các em.

Trả lời thêm về dạy nghề, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, hiện có 13 trường đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay còn những bất cập. Các trường chỉ đào tạo những nghề "mình biết", chưa đào tạo những nghề thị trường cần nên thanh niên học xong không tìm được việc làm. Do vậy, nhà nước nên thực hiện chính sách cấp tín dụng học nghề cho con em đồng bào dân tộc, để các em chủ động lựa chọn theo học những nghề mà thị trường đang cần ở tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước, qua đó sẽ thuận lợi hơn trong tìm việc sau khi ra trường.

Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện A Lưới với nghề dệt zèng truyền thống

Về hiệu quả đầu tư cho các xã khu vực 3, xã đặc biệt khó khăn, Bộ trưởng cho biết, chúng ta có một số thay đổi về chính sách, trong đó có chính sách tiếp cận nghèo đa chiều, nên tỷ lệ nghèo tăng lên. Do vậy, cần xây dựng một chương trình tổng thể, chỉ đạo quyết liệt, đầu tư thỏa đáng, có tiêu chí rõ ràng để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt cần chú trọng giải pháp "tăng vay ưu đãi, giảm cho không". Triển khai "hỗ trợ có điều kiện". Bộ trưởng lấy ví dụ, "tôi hỗ trợ anh thì anh phải cam kết phấn đấu 3 năm thoát khỏi hộ nghèo, xã nghèo và cho biết tỉnh Quảng Ngãi thực hiện rất tốt giải pháp này..."

Nhiều chính sách cho dân tộc thiểu số

Báo cáo một số nội dung về tình hình thực hiện chính sách dân tộc tại phiên chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, nội dung các chính sách giai đoạn 2016 - 2018 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giảm nghèo; phát triển sản xuất trong nông lâm nghiệp, thủy sản; giáo dục đào tạo. Trong giai đoạn này, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách đặc thù cho dân tộc thiểu số và miền núi nhằm giải quyết khó khăn, bức xúc của người nghèo vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn...

Trong buổi chiều, UBTV Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn chuyên đề thứ 2.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026:
Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ

Sáng 11/12, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, HĐND tỉnh tiến hành chất vấn lãnh đạo đầu ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, nội vụ.

Chất vấn lãnh đạo đầu ngành các vấn đề y tế, nội vụ
Cần giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản

Trong khuôn khổ Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các nghị quyết (NQ) của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Cần giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi)

Sáng 20/8/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 36 để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi
Return to top