ClockThứ Năm, 20/10/2016 05:11

Giữ “Màu xanh” cho các dòng sông

TTH - quản lý rác thải, trật tự đô thị ven sông và nâng cao ý thức người dân là việc làm then chốt để các con sông thêm trong xanh, sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan cho đô thị Huế.

Sông Ngự Hà trở nên trong xanh sau khi được chỉnh trang. 

Thói quen cố hữu

Vài năm trước, nhiều dòng sông ở Huế như: An Cựu, Ngự Hà, Như Ý… rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”. Rác đủ loại, xác động vật ngổn ngang từ đường ven sông xuống lòng sông. Nước thải từ các chợ, kể cả chợ “cóc”, cộng với số rác không tiêu hủy được như chai nhựa, túi nilon... đều đổ ra sông không qua xử lý. dọc hai bờ kè một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng phát triển mạnh khiến rác đọng lại, bốc mùi tanh, gây ảnh hưởng cuộc sống dân sinh. Với lượng rác thải lớn, dòng nước không chảy và quá trình tự làm sạch của dòng sông không phát huy hiệu quả tạo thành khí độc, gây ảnh hưởng môi sinh. Vụ cá chết dày đặc trên sông An Cựu vào ngày 22/8 mới đây là một điển hình.

 Hiện nhiều con sông ở địa bàn TP. Huế đã được nạo vét, khơi thông bằng các dự án. Các hộ gia đình sống dọc sông hồ cũng được giải tỏa. Qua đó, đảm bảo thông thoáng dòng chảy, hạn chế ngập úng, bồi lắng lòng sông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực, góp phần hồi sinh các con sông.  

 Qua vận động người dân, các cơ sở kinh doanh, tình trạng trên cũng đã giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn không khó để thấy hình ảnh nhiều người “quen tay” vứt rác thẳng xuống sông, coi sông hồ là nơi tập kết rác. xả rác xuống sông dường như đã trở thành thói quen “cố hữu” của người dân. “Tuy đã có quy định về thu gom, đổ rác đúng điểm quy định, không được ném xuống sông, nhưng không hiểu vì sao rác ở lòng sông An Cựu cũng như nhiều con sông khác ở Huế vẫn còn nhiều. Bình thường còn đỡ chứ khi thời tiết nắng nóng thì bốc mùi hôi rất khó chịu.” – ông Đặng Vinh (trú phường An Đông - TP. Huế) bức xúc.

 Nỗ lực

 Nhiều năm qua, tỉnh và thành phố dành nhiều nguồn lực để đảm bảo các dòng sông thực sự “xanh”. chủ trương nạo vét, giải tỏa tái định cư, chỉnh trang đôi bờ sông đã được tiến hành khẩn trương, đúng tiến độ. Đơn cử, vào tháng 7/2011, UBND TP. Huế đã khởi công nạo vét sông Ngự Hà (đoạn từ sông Kẻ Vạn đến sông Đông Ba dài 3,7 km, tổng mức đầu tư trên 26 tỷ đồng. các con đường dọc sông Ngự Hà như: Trần Quý Cáp, Triệu Quang Phục, Ngô Thế Lân, Phùng Hưng, Lê Trung Đình… cũng được chỉnh trang. Đến nay, sông Ngự Hà đã không còn ô nhiễm, trở nên xanh - sạch - đẹp, người dân trong vùng rất phấn khởi, góp phần thiết lập lại hệ thống du lịch sinh thái trên địa bàn. hói Phát Lát, sông An Cựu, sông Như Ý… cũng được đầu tư tôn tạo, đảm bảo mỹ quan cho đô thị Huế.

Để làm tốt công tác quản lý rác thải ven sông, trật tự đô thị, chính quyền các phường liên quan cũng duy trì thường xuyên các tổ thu gom rác, nhất là trên sông hồ. Mô hình “tuyến phố không rác” ở nhiều phường như: Phú Hội, Phú Hòa… thực sự phát huy hiệu quả, giúp nâng cao ý thức người dân trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị. quy định đốt và rải vàng mã cũng được chính quyền thành phố đưa ra vào tháng 8 vừa qua, trong đó cấm tuyệt đối người dân đốt, rải vàng mã trên các tuyến đường và sông hồ. 

Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân là yếu tố tiên quyết để trả lại “màu xanh” cho các dòng sông. 

9 tháng đầu năm 2016, Đội Quản lý đô thị TP. Huế đã phát hiện và lập biên bản xử lý trên 60 trường hợp đổ rác thải đất đá, phế liệu xuống sông, hồ công cộng. Trong đó, một số trường hợp bị xử phạt hành chính, số còn lại bị xử lý với hình thức viết cam kết.

Bài, ảnh: Thái Hùng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Giữ cho những dòng sông luôn sạch

Dòng sông Hương trong xanh, êm đềm trôi qua lòng TP. Huế đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Đằng sau hình ảnh nên thơ ấy là sự cống hiến âm thầm của những người công nhân môi trường ngày ngày vớt rác, để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và sự trong lành cho sông Hương cũng như các dòng sông khác tại Huế.

Giữ cho những dòng sông luôn sạch
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top