ClockThứ Tư, 16/02/2022 14:54

Hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 8, sáng 16/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH12 ngày 31/1/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.

Ngày 15/2, khai mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XVTriển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông quaQuyết định một số vấn đề quan trọng, cấp bách về kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sáchĐổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của Quốc hộiỦy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên Huế

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày tờ trình. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trình bày Tờ trình, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ: Trước yêu cầu chung về đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội, các quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định của pháp luật mới được ban hành, việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 575/NQ-UBTVQH12 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Công tác đại biểu trong thời điểm này là cần thiết. Dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo trình tự, thủ tục Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thay thế Nghị quyết 575/NQ-UBTVQH12.

Việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 575/NQ-UBTVQH12 phải bảo đảm các nguyên tắc: Bám sát chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức,  phương thức hoạt động của Quốc hội; đồng thời rà soát các quy định của Hiến pháp và các quy định của pháp luật để đảm bảo tính kế thừa, tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, tiếp tục kế thừa những quy định còn hợp lý đã được kiểm nghiệm từ thực tiễn hoạt động của Ban Công tác đại biểu trong 18 năm qua; sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp do yêu cầu mới.

Dự thảo Nghị quyết gồm 6 điều, trong đó giữ nguyên 3 điều (Điều 3, Điều 4 và Điều 5); sửa đổi, bổ sung nội dung ở 2 điều (Điều 1, 2), chỉnh lý 1 điều (Điều 6) về mặt kỹ thuật cho phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết mới, thay thế Nghị quyết số 575/NQ-UBTVQH12 ngày 31/1/2008. Nhiều ý kiến tán thành với việc bổ sung chức năng của Ban Công tác đại biểu về công tác Hội đồng nhân dân, công tác bầu cử thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm cụ thể hóa hơn chức năng của Ban Công tác đại biểu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đại diện cơ quan thẩm tra cho rằng, cần rà soát kỹ các quy định của Đảng và pháp luật có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi phụ trách của Ban Công tác đại biểu, đặc biệt là các quy định mới của Đảng về công tác cán bộ và các luật về tổ chức bộ máy vừa được sửa đổi, bổ sung, các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm không bỏ sót nhiệm vụ nhưng cũng không trùng lắp, chồng chéo với thẩm quyền của các cơ quan khác.

Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu phải đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của Ban trong tình hình mới, đặt trong tổng thể đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan khác thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu, một số đại biểu đề nghị phân định rõ những nhiệm vụ nào là Ban chủ trì, làm đầu mối tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện; nhiệm vụ nào là tham gia phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan; những nhiệm vụ nào là Ban chủ động thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội. Ngoài ra, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu với thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có liên quan để tránh chồng chéo, trùng lặp.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự cầu thị, tiếp thu của Ban Công tác đại biểu và sự chủ động phối hợp của Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban có liên quan. Cơ quan trình sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và sẽ có báo cáo giải trình tiếp thu chi tiết trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, các cơ quan, tổ chức liên quan cần rà soát thật kỹ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu để đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy định hiện hành, không chồng lấn với thẩm quyền của các cơ quan khác. Về cách thức thể hiện, dự thảo Nghị quyết cần thể hiện khái quát, cô đọng hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, sắp xếp thứ tự làm sao đảm bảo sự logic của Nghị quyết.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung chỉnh lý về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ban Công tác đại biểu và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban, Phó Trưởng ban. Tuy nhiên, đối với một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng ban Công tác đại biểu, đề nghị Ban Công tác đại biểu chủ động làm việc với Ban Tổ chức Trung ương xin ý kiến, nếu được chấp thuận sẽ bổ sung vào Nghị quyết trong thời gian tới.

Liên quan đến sự phối hợp giữa Ban Công tác đại biểu là đầu mối thẩm tra với các cơ quan Quốc hội trong việc báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng phê chuẩn danh sách thành viên, phê chuẩn chức danh, cho thôi làm thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Đây là nội dung quan trọng, bảo đảm quyền của đại biểu Quốc hội trong việc tham gia làm thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, quyền đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội đã được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm vai trò của Ban Công tác đại biểu trong việc tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân đối, điều hòa về số lượng, thành phần thành viên của từng cơ quan.

Đối với nội dung về vai trò của Ban Công các đại biểu trong việc tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với việc bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội, để đảm bảo phù hợp với thực tế, các đại biểu tán thành việc bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban theo hướng là cơ quan đầu mối, phối hợp với Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có ý kiến đối với các nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục tố tụng, bảo đảm theo quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp lưu ý vấn đề này khi đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan trong Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng giao Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Ban Công tác đại biểu tiếp thu các ý kiến thảo luận để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm chất lượng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp tháng 3 tới đây.

Theo Tin tức TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025

Từ ngày 22 đến 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại các Phòng GD&ĐT, các trường trung học phổ thông trực thuộc, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

TIN MỚI

Return to top