ClockThứ Bảy, 02/09/2023 12:48

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43: 'Trái ngọt' và dấu ấn Việt Nam

Theo Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Nguyễn Hải Bằng, trong năm 2023, giữa những vòng xoáy đa chiều của khu vực và quốc tế, ASEAN vẫn đoàn kết và từng bước khẳng định mình. Trong “cỗ máy” bền bỉ hoạt động theo nhịp điệu đó, Việt Nam là một “bánh xe” nhiệt huyết, trách nhiệm và nỗ lực không ngừng.

ASEAN nhận được sự quan tâm lớn từ các cường quốc bên ngoàiHội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật sốThủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Lãnh đạo 11 nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 ở Indonesia

Đại sứ Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta.  

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết, trong năm qua, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, những điểm nóng ở khu vực và trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt... Trước những thách thức đó, ASEAN đã đạt được những thành quả quan trọng nhằm duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của mình để dần trở thành động lực tăng trưởng và lực lượng chủ đạo trong các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, duy trì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.

Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, trước hết, Cộng đồng ASEAN tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thông qua định hình phát triển đến năm 2045, được thể hiện cụ thể qua nhiều tuyên bố đã được thông qua trong năm như Tuyên bố chung về hướng đến Tầm nhìn sau năm 2025; Tăng cường Năng lực và Hiệu quả Thể chế ASEAN… Đây là các văn kiện mang tính tiếp nối từ Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, khẳng định tinh thần đoàn kết của ASEAN trong việc chung tay xây dựng cộng đồng thực sự hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Bên cạnh đó, ASEAN đang dần khẳng định vai trò là trung tâm, tâm điểm tăng trưởng của khu vực. Đây là ưu tiên chính của Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN năm 2023 - và được thể hiện qua chủ đề của năm “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”. So với bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, ASEAN tiếp tục là điểm sáng với dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2023 ở mức 4,7%.

ASEAN duy trì được động lực tăng trưởng với tín hiệu tích cực trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và phục hồi trong ngành dịch vụ. Trên các kênh chuyên ngành của ASEAN, các nước thành viên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như ổn định tài chính, tự cường chuỗi cung ứng, cấu trúc y tế thông qua “Sáng kiến Một sức khỏe”, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, phát triển hệ sinh thái xe điện, tăng cường giao dịch bằng đồng nội tệ… Điều này góp phần nâng cao năng lực và khả năng sẵn sàng ứng phó, chống chịu của ASEAN trước các thách thức hiện tại và tương lai.

Hơn nữa, các thành viên ASEAN cũng đã thể hiện quyết tâm trong việc thúc đẩy triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các thành viên đã khuyến khích các đối tác triển khai mối quan hệ hợp tác cụ thể và thực chất với ASEAN trên các lĩnh vực ưu tiên về kết nối, hợp tác hàng hải, phát triển bền vững và kinh tế, hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực. Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tổ chức trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tới đây được kỳ vọng sẽ là một trong những kết quả quan trọng trong năm nay của ASEAN.

Đại sứ Nguyễn Hải Bằng khẳng định việc đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua, các nước ASEAN đã tập trung thảo luận những vấn đề đang nổi lên và được quan tâm hiện nay ở cả tầm khu vực và toàn cầu, thống nhất định hướng ứng xử và những đóng góp hết sức thiết thực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp, qua đó khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của ASEAN trong bối cảnh ngày nay.

Về những dấu ấn của Việt Nam trong thành tích chung đó, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho rằng trong năm 2023, với tâm thế sẵn sàng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung của các hội nghị của ASEAN. Thông điệp mà Việt Nam muốn truyền tải trong năm nay chính là tinh thần đoàn kết ASEAN, quyết tâm đóng góp thực chất, hiệu quả cho công cuộc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đây cũng chính là sự khẳng định đường lối nhất quán, chủ trương thống nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi ASEAN là bộ phận quan trọng, không tách rời trong chính sách đối ngoại.

Theo Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, với tâm thế nói trên, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Một là, Việt Nam luôn thể hiện mong muốn về một ASEAN đoàn kết, thống nhất, phát triển, vững mạnh và là lực lượng hạt nhân trong duy trì hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đoàn kết, thống nhất, độc lập, tự lực, tự cường và phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm là những giá trị nền tảng làm nên thành công của ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ đoàn kết là sức mạnh vô địch, phải thể hiện qua ý chí và hành động cụ thể; củng cố đoàn kết và thống nhất là nhiệm vụ căn cốt cho một ASEAN độc lập và tự cường.

Hai là, Việt Nam đã cùng các nước thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Các đóng góp và đề xuất của Việt Nam được đánh giá là hài hòa, cân bằng, vừa góp phần dung hòa khác biệt giữa các nước, vừa thúc đẩy hợp tác nội khối và hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Điều này đã đem lại hình ảnh một Việt Nam chủ động hơn, tích cực hơn, trách nhiệm hơn và hiệu quả hơn trong tham gia hợp tác ASEAN.

Ba là, một trong những dấu ấn quan trọng của Việt Nam chính là việc thúc đẩy kết nối khu vực trên cả 3 phương diện thể chế, hạ tầng và con người để khai thông các điểm nghẽn hợp tác và khơi dậy tiềm năng phát triển góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh đây là 3 đột phá chiến lược để tạo xung lực phát triển mạnh mẽ hơn cho ASEAN trong những thập kỷ tới. Với tinh thần cốt lõi của ASEAN là lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu và động lực của xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam cũng đã thúc đẩy nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và tiểu vùng. Những dấu ấn này của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đánh giá cao của các nước.

Đề cập đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan sắp diễn ra tại Jakarta, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng khẳng định chuỗi hội nghị này là một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ASEAN cũng như với các đối tác. Đây là dịp để lãnh đạo các nước ASEAN xem xét và cho ý kiến về tiến trình phát triển của khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới. Đồng thời, đây cũng là dịp để các nước trao đổi, khẳng định các xu thế lớn trong quan hệ, tạo tiền đề cho quá trình hợp tác tiếp theo.

Cụ thể, ASEAN sẽ tiếp tục củng cố đoàn kết, độc lập, tự cường và tự chủ chiến lược, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò và hình ảnh trong khu vực và trên thế giới. ASEAN sẽ là lực lượng trung tâm trong tiến trình củng cố hòa bình, duy trì ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á và rộng lớn hơn là châu Á - Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thứ hai, ASEAN sẽ khẳng định vai trò là trung tâm, tâm điểm tăng trưởng của khu vực thông qua hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục được thực hiện với tầm nhìn đến năm 2045, trong đó phục vụ lợi ích của người dân sẽ là mục tiêu cao nhất được thể hiện qua nhiều khía cạnh cụ thể như bình đẳng giới, tăng cường phát triển cho người khuyết tật…

Thứ tư, trong quan hệ với các đối tác, ASEAN sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của mình thông qua việc duy trì cách tiếp cận cân bằng, cùng các đối tác tham vấn về các vấn đề cùng quan tâm, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, quy trình và thủ tục của ASEAN.

Chia sẻ về các nỗ lực cũng như các đóng góp của Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho biết, ngay từ đầu năm 2023, khi Indonesia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ sớm để có thể tham gia, đóng góp hiệu quả cho tất cả các hoạt động của ASEAN. Tại các hội nghị, đoàn đại biểu Việt Nam đều đã góp phần tăng cường đoàn kết, đồng thuận trong ASEAN, tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, qua đó đề cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong ASEAN và trên các diễn đàn quốc tế.

Với vai trò là cơ quan đầu mối được giao trách nhiệm đàm phán nhiều văn kiện trong cả năm, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã tích cực, chủ động đóng góp các sáng kiến. Phái đoàn Việt Nam cùng phái đoàn các nước ASEAN và các nước đối tác đều tham gia và đóng góp ý kiến cho nhiều văn kiện lớn như các tuyên bố chung, trong đó một số tuyên bố dự kiến được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43. Các nước đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp của Việt Nam, qua đó giúp củng cố hơn nữa hình ảnh, vai trò và vị thế của Việt Nam trong ASEAN.

Bên cạnh những đóng góp thiết thực về mặt nội dung, trong năm qua, Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN cũng là cơ quan trực tiếp phụ trách các công tác lễ tân, hậu cần để chuẩn bị đón các đoàn đại biểu Việt Nam sang Indonesia tham dự các hội nghị, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và sắp tới là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43. Trong thời gian tới, phái đoàn sẽ cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của Năm Chủ tịch ASEAN 2023.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ, Lào Cai

Sau khi thị sát, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão lũ ở tỉnh Yên Bái, chiều 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - nơi sạt lở vùi lấp 37 hộ, khiến 95 người chết và mất tích để thị sát, trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân và thăm hỏi, động viên nhân dân, gia đình nạn nhân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ, Lào Cai
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu gửi thư kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 10/9/2024, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu​ đã có Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu gửi thư kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga

Tối 10/9/2024 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Thủ đô Moskva, kết thúc chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8/9 đến ngày 10/9/2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Nga
Return to top