Thế giới

Chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 ở Indonesia

ClockThứ Tư, 26/04/2023 15:05
Bộ Ngoại giao Indonesia thông báo Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023 sẽ được tổ chức tại thị trấn Labuan Bajo, huyện Tây Manggarai, tỉnh Đông Nusa Tenggara (NTT) từ ngày 9-11/5 với 8 chương trình nghị sự.

ASEAN đánh giá cao cách tiếp cận khu vực dựa trên quy tắc của Nhật BảnASEAN thúc đẩy phát triển hệ sinh thái xe điện trong khu vựcIndonesia chuẩn bị các trạm sạc xe điện phục vụ Hội nghị cấp cao ASEANIndonesia trên chặng đường Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2023Việt Nam và đối tác đạt thỏa thuận gói tài chính khí hậu 15,5 tỉ USD

leftcenterrightdel
 Quang cảnh tòa nhà trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia ngày 1/1/2022. Nguồn: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 25/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết các cuộc họp của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ được tổ chức theo các hình thức toàn thể và cuộc họp hẹp.

Với thể thức đa dạng, các vấn đề quan trọng trong ASEAN sẽ được thảo luận kỹ lưỡng, hiệu quả và thiết thực.

Theo bà Marsudi, Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ chủ trì 7 trong tổng số 8 cuộc họp, bao gồm cuộc gặp của các nhà lãnh đạo ASEAN với quốc hội, thanh niên, doanh nghiệp và nhóm đặc trách cấp cao sẽ chuẩn bị tầm nhìn ASEAN 2045. 

Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia sẽ chủ trì 2 cuộc họp khác gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế tiểu vùng Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia-Thái Lan (IMT-GT) và Hợp tác khu vực tăng trưởng Đông ASEAN Brunei Darussalam-Indonesia-Malaysia-Philippines (BIMP-EAGA).

Chủ trì cuộc họp BIMP-EAGA được lựa chọn dựa trên cơ sở luân phiên và năm nay, đến lượt Malaysia đảm nhận.

Hội nghị cấp cao ASEAN 2023 tại Labuan Bajo sẽ bắt đầu từ ngày 8/5 với hàng loạt các hội nghị quan trọng, trong đó mở màn là cuộc họp của các quan chức cấp cao ASEAN (SOM), tiếp theo là cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN (AMM) ngày 9/5. Trọng tâm của hội nghị là cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra từ ngày 10-11/5.

Cũng theo bà Marsudi, một trong những địa điểm được chọn tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023 là Đỉnh Waringin, dự kiến sẽ là nơi tổ chức Chương trình gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao và phu nhân.

Trước đó, Indonesia đã đề xuất đưa ra Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực nhằm tăng cường hợp tác chiến lược trong việc xây dựng cơ chế tăng cường an ninh lương thực, chuỗi cung ứng khu vực và nông nghiệp bền vững.

Phát biểu tại Hội nghị ASEAN về Tăng cường hội nhập an ninh lương thực diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 17/4, Tổng Thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia Kasdi Subagyono cho biết những thách thức toàn cầu hiện nay thúc đẩy ASEAN hành động khẩn trương, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đẩy nhanh và củng cố hệ thống lương thực sao cho hiệu quả, toàn diện, tự cường và bền vững hơn.

Indonesia cho rằng để nhanh chóng ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng lương thực trong khu vực, các nước ASEAN cần có cam kết mạnh mẽ hơn.

Theo ông Kasdi, tuyên bố này có thể sẽ góp phần thống nhất vai trò của các ngành liên quan bao gồm lương thực thực phẩm, kinh tế, giao thông vận tải và tài chính.

Điều đó sẽ tạo ra sự hợp tác chắc chắn và sức mạnh tổng hợp nhằm ứng phó với các thách thức chung. Dự kiến, bản tuyên bố sẽ đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 vào tháng 9 tới.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top