Thế giới

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

ClockThứ Ba, 09/05/2023 19:22
TTH.VN - Với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức diễn ra trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại khu du lịch Labuan Bajo trên đảo Flores, Indonesia, sẽ thảo luận về các diễn biến quốc tế và khu vực, cũng như hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số, tin từ CNA cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Lãnh đạo 11 nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 ở Indonesia

leftcenterrightdel
 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại Indonesia sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây sẽ là hội nghị đầu tiên trong số hai hội nghị thượng đỉnh do Indonesia đăng cai với tư cách là nước Chủ tịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay. Hai hội nghị thượng đỉnh thường được tổ chức riêng rẽ, một vào đầu năm và hội nghị thứ hai vào cuối năm.

Với chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng”, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 nhấn mạnh một “chương trình nghị sự thực chất và hướng tới tương lai”, nhất là trong các lĩnh vực như hội nhập kinh tế và nỗ lực xây dựng cộng đồng nhằm đảm bảo sự thống nhất và tăng trưởng của ASEAN.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ xem xét tiến trình của ASEAN và thảo luận các cách thức thúc đẩy hợp tác trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số. Đồng thời, hội nghị sẽ thảo luận về tình hình địa chính trị, “với quan điểm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, toàn diện và ổn định”, thông cáo cho biết thêm.

Các cuộc thảo luận dự kiến cũng sẽ đề cập đến các diễn biến quốc tế và khu vực, trong đó có tình hình ở Myanmar.

Cũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42, Chủ tịch ASEAN Indonesia sẽ phác thảo một tuyên bố về tầm nhìn cho năm 2045, nhằm tăng cường khả năng làm việc cùng nhau của các nước trong khu vực và củng cố vai trò quốc tế của khối. Ngoài ra, việc soạn thảo lộ trình trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN cho Timor-Leste và đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cũng sẽ được thảo luận tại hội nghị.

Indonesia cũng cho biết nạn buôn người sẽ là một trong những vấn đề chính được bàn thảo trong các cuộc họp, giữa bối cảnh các nước ASEAN ngày càng lo ngại về sự gia tăng vấn nạn này trong khu vực.

Được biết, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự 8 cuộc họp dưới hình thức toàn thể và họp kín, với 7 trong số đó sẽ do Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì.

Hội nghị lần này sẽ đi kèm với các sự kiện bên lề được gọi là “lễ hội của người dân”. Những hoạt động này sẽ bao gồm lễ hội đường phố, chợ ẩm thực, trình diễn thời trang và biểu diễn văn hóa, nhằm nâng cao hình ảnh của đảo Flores như một điểm đến du lịch.

Theo TTXVN, vào lúc 14h20 ngày 9/5 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay Labuan Bajo, Indonesia, bắt đầu tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và hoạt động liên quan. 
BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Chuyện từ Sốnglab

“Tôi không cố gắng làm những điều khác biệt, chỉ làm điều bản thân nghĩ là đúng và nên làm, như khi khởi nghiệp với mô hình co-working space (mô hình chia sẻ không gian chung với nhiều doanh nghiệp khác nhau) tích hợp yếu tố văn hóa, nghệ thuật từ 8 năm trước. Và nay, là không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab tại Huế” - nhà sáng lập Dương Đỗ chia sẻ.

Chuyện từ Sốnglab
ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ, trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, những thách thức như sự khác biệt về kinh tế - xã hội và các cơ chế quản lý cần phải được giải quyết.

ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số
Return to top