ClockThứ Sáu, 21/07/2023 16:56

Huy động nguồn lực từ người dân để thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia

TTH.VN - Tiếp tục chương trình công tác của Đoàn giám sát Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu, sáng 21/7, đoàn đã có chuyến khảo sát thực địa và làm việc với huyện A Lưới. Nội dung làm việc liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025.

Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19Thừa Thiên Huế có nhiều nỗ lực trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc giaCần đánh giá rõ việc sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch COVID-19Hướng đến trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao

Tham dự buổi làm việc còn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương kết luận buổi làm việc

Báo cáo với đoàn khảo sát, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng nêu bật những thành quả sau 3 năm triển khai thực hiện các CTMTQG trên địa bàn huyện.

Theo đó, hạ tầng nông thôn đã được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc. Đời sống của Nhân dân từng bước được cải thiện; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo…

Mặc dù vậy, ông Hùng cho rằng, các công trình, dự án thuộc các CTMTQG không được bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng cho nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

“Chúng tôi kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện Dự án 5 về Chương trình nhà ở năm 2022 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Xem xét bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng kinh phí thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Xem xét chỉnh sửa, bổ sung định mức hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…”, ông Hùng nói.

Thông tin rõ hơn về quá trình thực hiện 3 CTMTQG, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Xác định việc thực hiện CTMTQG là nhiệm vụ quan trọng, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo bền vững, thành lập Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững của tỉnh; UBND tỉnh đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2021-2025; 100% UBND cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG. Phương châm chỉ đạo là có sự hỗ trợ từ tuyến trên. Ngoài ra, việc lồng ghép 3 CTMTQG hướng đến mục tiêu giảm nghèo, nhằm xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Riêng quá trình thực hiện ở A Lưới, tỉnh xác định 3 nội dung cốt lõi đó là hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để phục vụ sản xuất; xóa nhà tạm; tạo ra sinh kế cho người dân. Các chỉ tiêu khác từng bước điều chỉnh. Hiện nay, nguồn lực phân bổ cũng tập trung cho A Lưới, nếu khó khăn, tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa.

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương kiểm tra tiến độ các công trình ở A Lưới 

Liên quan đến tình hình giải ngân năm 2023, ông Bình thông tin, đến ngày 19/7/2023 tỉ lệ giải ngân của tỉnh là 34,2%, đứng thứ 5/18 tỉnh thành, thuộc tốp đầu của cả nước, đồng thời khẳng định sẽ hoàn thành theo đúng kế hoạch giải ngân năm 2023.

Ông Bình cho rằng, việc thực hiện 3 CTMTQG còn nhiều khó khăn, hạn chế, điển hình là tiến độ xây dựng, ban hành thể chế, chính sách, hướng dẫn quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương còn chưa kịp thời…

Trao đổi về nội dung chuyên đề giám sát, các thành viên đoàn giám sát  ghi nhận những nỗ lực của tỉnh nói chung và A Lưới nói riêng trong việc thực hiện 3 CTMTQG.

Các thành viên đoàn giám sát thắc mắc về các mô hình hỗ trợ cho người sản xuất để xóa đói giảm nghèo; vấn đề nguồn lực để thực hiện; giải pháp tạo ra sản phẩm du lịch; giao nguồn vốn cho một địa phương để thực hiện các nguồn vốn có khả thi hay không?...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã tiếp thu và giải trình các ý kiến của thành viên đoàn công tác. Trong đó, đáng chú ý là thí điểm việc giao toàn bộ nguồn vốn các chương trình trực tiếp cho 1 tuyến xã. Ông Bình cho rằng, lực lượng cán bộ ở A Lưới còn  mỏng, năng lực cán bộ còn hạn chế nên sẽ không thí điểm cách làm này.

Liên quan đến nguồn lực, ông Bình cho biết, tỉnh sẽ tập trung cho công tác giảm nghèo và A Lưới là địa phương được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời,  khẳng định quá trình thực hiện, nguồn lực sẽ không trung lắp, nguồn vốn đối ứng là trách nhiệm của địa phương.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự vào cuộc của huyện và tỉnh. Tỉnh đã có nhiều cách làm hay, xác định rõ các mục tiêu đột phá, tạo chuyển biến từ nhận thức đến tư duy sản xuất cho người dân, tạo lòng tin trong Nhân dân. Tuy huyện A Lưới chưa thoát nghèo theo chuẩn mới nhưng bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, các chỉ tiêu về sản xuất, giảm nghèo, giải ngân vốn đầu tư công khá tốt.

“Tỉnh lấy giảm nghèo làm trung tâm, đây là định hướng đúng và sáng tạo. Để đạt được mục tiêu, tỉnh sẵn sàng làm thay huyện, huyện sẵn sàng làm thay xã. Đó cũng là cách làm hay”, ông Phương nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng quà cho các gia đình chính sách ở A Lưới

Tuy nhiên, ông Phương cho rằng, địa phương cần nhận thức quá trình lồng ghép các chương trình cần phù hợp hơn, đặc biệt là các nguồn vốn, trong đó vốn đối ứng và vốn lồng ghép.

Về định hướng sắp tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói: “Địa phương cần tập trung các chiến lược đột phá để tạo sự phát triển bền vững cho A Lưới, từ đó tạo ra đề án khả thi hơn và thực hiện từng bước. Tương lai do chúng ta tạo ra, để kiến tạo được tương lai cần có chiến lược, kế hoạch đúng đắn và thực hiện cho bằng được”.

Ngoài ra, tỉnh cần tiếp tục xác định thực hiện các chương trình là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài; tăng cường giáo dục, tuyên truyền để tạo động lực cho hệ thống chính trị, đặc biệt là huy động nguồn lực từ người dân. Tiếp tục phát huy cách làm hay, huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các mục tiêu để tính toán lại tiêu chí, nhất là tiêu chí cho vùng đặc thù. Từng bước ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, khai thác thế mạnh tài nguyên thiên nhiên, phát huy truyền thống cách mạng, anh hùng của vùng đất A Lưới. Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở A Lưới.

Tại chuyến khảo sát ở A Lưới, Đoàn công tác đã khảo sát tại dự án làng văn hóa các dân tộc thiểu số (xã Hồng Thượng); thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách ở xã Hồng Thượng.
L.THỌ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Chỉ thị số 40: Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới

Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện A Lưới đã có những chuyển biến, góp phần quan trọng đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo.

Chỉ thị số 40 Trụ cột giảm nghèo ở A Lưới
Return to top