ClockThứ Sáu, 19/10/2018 06:00

Khi truyền thông đồng hành cùng bảo hiểm xã hội

TTH - Luôn đồng hành cùng bảo hiểm xã hội (BHXH) được xem là điểm nhấn trong hoạt động truyền thông ở Thừa Thiên Huế. Thực tế cũng cho thấy, BHXH đã được hưởng lợi khi có sự nhập cuộc tích cực của ngành truyền thông.

Giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho BHXH Việt NamChương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách BHXHHướng tới sự minh bạch, bình đẳng trong thực hiện BHXH

Báo Thừa Thiên Huế tổ chức giao lưu trực tuyến về vấn đề nhận BHXH một lần. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Nhân rộng những mô hình

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong ba loại hình bảo hiểm đang được triển khai hiện nay, bao gồm BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Ví như BHYT, cán bộ và công chức đã có Nhà nước lo. Những ai có nhiều tiền cũng chỉ là chuyện nhỏ. Thế nhưng với những tiểu thương nghèo ở chợ Cầu Đất (TP. Huế), bỏ ra 2 - 3 triệu đồng để mua thẻ BHYT cho cả nhà thì lại là chuyện to khi mà lo cho cái ăn hằng ngày đối với họ đã toát cả mồ hôi. Cảm thông hoàn cảnh, chị Đoàn Thị Phong Lan, cán bộ thu thuế của chợ đã nghĩ ra cách, cho nhiều chị em mượn tiền mua thẻ BHYT theo kiểu “trả góp”, mỗi ngày thu từ 5.000 đồng đến 20.000 đồng. Kết quả, 100% tiểu thương ở chợ Cầu Đất đã có thẻ BHYT.

Thông qua các hoạt động truyền thông, cách làm ở chợ Cầu Đất được nhân rộng ở nhiều nơi từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do thế, cách thức mua thẻ BHYT phong phú hơn. Mọi người hưởng ứng tích cực, nhất là lao động làm phụ thợ nề, bán vé số, buôn bán nhỏ…. Một kết quả đáng mừng khi với số lượng tham gia khoảng 1.126.370 người, đạt 99,82% so với kế hoạch năm 2018, Thừa Thiên Huế đang dẫn đầu cả nước về “phủ sóng” BHYT toàn dân. Mô hình vận động tham gia BHYT tự nguyện ở chợ Cầu Đất là một trong số nhiều hoạt động có hiệu quả với sự tham gia của cơ quan truyền thông.

Báo Thừa Thiên Huế tổ chức giao lưu trực tuyến về vấn đề nhận BHXH một lần. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Truyền thông góp sức

Gắn với an sinh xã hội và các chế độ chính sách dành cho người lao động, quyền lợi của người lao động nên BHXH là nội dung được phản ánh trong rất nhiều nội dung hoạt động của báo chí ở Thừa Thiên Huế. Đáng nói là, hoạt động truyền thông ở đây diễn ra phong phú và đa dạng, bao gồm ở cả 3 loại hình BHXH, BHYT và BHTN.

Các cơ quan báo đài địa phương, nhất là Báo Thừa Thiên Huế và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã “đặt lên bàn” những vấn đề “nóng”, như tại sao người dân vẫn chưa mặn mà với BHXH tự nguyện; những khó khăn khi triển khai BHYT tại các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới với hai lý do chính là sự thiếu hiểu biết của người dân về BHYT và tâm lý ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước… Đặc biệt là vấn đề nợ BHXH.

Tính đến tháng 6/2018, tổng số nợ BHXH, BHTN và BHYT ở Thừa Thiên Huế làm tròn số là 125,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,55% so với kế hoạch thu của BHXH Việt Nam. Còn trong danh sách các đơn vị nợ BHXH, BHTN và BHYT từ 1 tháng trở lên, tính đến ngày 31/8/2018, thấy vừa tròn 100 đơn vị. Cũng trong danh sách trên, đơn vị có số nợ lớn nhất lên tới trên 4,9 tỷ đồng và ¼ trong số 100 đơn vị có số nợ trên 1 tỷ đồng, gần ½ nợ từ nửa đồng trở lên.

Vào cuộc với tinh thần Nghị quyết 28

Từ ngày 7 đến 12/5/2018, Hội nghị lần thứ 7 khoá XII Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Thủ đô Hà Nội để thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Tại hội nghị này, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.

Góp phần định hướng dư luận, giúp các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác quan trọng này, đặc biệt là những cải cách đặt ra trong Nghị quyết số 28 là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của cơ quan truyền thông. Không chỉ để tuyên truyền cái được, mà hoạt động truyền thông còn phải phản ánh những hạn chế, những mặt tiêu cực, sách nhiễu của cán bộ, nhân viên làm công tác bảo hiểm; chỉ ra những việc chưa làm được có thể dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ BHXH, BHYT và BHTN làm mất an ninh chính trị và an toàn xã hội.

Đã có những hoạt động truyền thông phối hợp giữa BHXH Thừa Thiên Huế với các cơ quan truyền thông. Trong hai năm 2017 và 2018, BHXH Thừa Thiên Huế đã ký kết hợp đồng tuyên truyền với Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế. Hằng năm, giữa Báo Thừa Thiên Huế và cơ quan BHXH tỉnh đều có ký kết để mở các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên trên các ấn phẩm của báo. Trước đó vào năm 2016, giải báo chí về BHXH lần đầu tiên được BHXH Thừa Thiên Huế tổ chức. Giải đã tạo nên một hoạt động truyền thông sôi nổi, liên tục nhiều tháng chuyên về công tác BHXH, cải cách hành chính, mô hình làm hay, các hoạt động nhân văn nhân ái, và những khó khăn từ cơ sở, doanh nghiệp nhỏ và vừa về công tác đóng BHXH, BHYT, BHTN…

Hội thảo “Vai trò của truyền thông trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN” được tổ chức là sự phối hợp giữa cơ quan Báo Thừa Thiên Huế và Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế, có sự tham gia của các cơ quan bảo hiểm và báo chí ở Trung ương và các tỉnh miền Trung đã cho thấy, hoạt động truyền thông của địa phương đã vào cuộc với tinh thần Nghị quyết 28, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cải cách chính sách BHXH.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới

Trong 2 ngày 25 và 26/11, tại TP. Huế, Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới
Kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai

Sáng 25/11, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng đã kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai tại toà nhà làm việc các cơ quan đơn vị tỉnh và Văn phòng Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh để người dân chủ động phòng tránh.

Kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai

TIN MỚI

Return to top