ClockThứ Hai, 17/10/2022 19:07

Lành mạnh thương mại điện tử

Huấn luyện chuyên sâu cho các cơ sở bán hàng trên sàn thương mại điện tửSiết chặt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại & hàng giảThủ tướng yêu cầu nâng cao quản lý thuế thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành loại hình kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay. Theo đó, việc mua sắm trực tuyến đã trở nên quen thuộc với một bộ phận người dân, nhất là đối với lớp trẻ; từ quần áo thời trang, mỹ phẩm đến ly trà sữa… chỉ cần thao tác qua điện thoại là có người đưa đến tận nơi.

Sự tiện ích này đã đưa TMĐT ở Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê của Bộ Công thương, doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dự kiến doanh thu này sẽ tiếp tục đạt 39 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, hoạt động TMĐT hiện nay vẫn bộc lộ nhiều bất cập; trong đó, nổi lên là là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng bị trà trộn và khó quản lý về thuế.

Do nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn hạn chế, lại nhận diện mặt hàng trên điện thoại theo kiểu “mua trâu vẽ bóng”, khi nhận hàng cũng kiểm tra qua loa, nên TMĐT dễ trở thành kẽ hở cho hàng giả, hàng nhái trót lọt. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến xoay quanh vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ. Trong thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh TMĐT sử dụng hàng giả, hàng nhái để bán cho khách; điển hình như cơ sở kinh doanh của Shop Ngọc Thảo tại Thanh Hóa với hơn 12.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, được ngành chức năng phát hiện hồi tháng tư vừa qua...

Bên cạnh đó, thất thu thuế từ hoạt động TMĐT cũng là điều đáng quan tâm. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, số thuế đối với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 356 tỷ đồng; con số này so với doanh số thị trường TMĐT bình quân mỗi năm khoảng 13,7 tỷ USD (tương đương gần 325.000 tỷ đồng) thì số thuế đã thu vẫn rất thấp.

Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. Tại Thừa Thiên Huế, cuối tuấn qua, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 10907 yêu cầu Cục Thuế tỉnh phối hợp cùng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Theo đó, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thu thuế và chống thất thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh…

Đây sẽ là một trong những biện pháp không chỉ hạn chế việc thất thu thuế mà còn nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng, nhất là việc sử dụng hóa đơn, sẽ góp phần kiềm chế hàng giả, hàng nhái, từng bước lành mạnh hóa thị trường TMĐT thời gian tới.

ĐẶNG THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top