ClockChủ Nhật, 21/05/2023 10:26

Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện hội nhập quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế;" theo đó, Trưởng ban Chỉ đạo là Thủ tướng.

ASEAN phải tiếp tục hội nhập khu vực trong thế giới ngày càng khó khănPhát huy giá trị văn hoá nón lá HuếPhát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa và hiện đại

leftcenterrightdel
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 534/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế" (Ban Chỉ đạo).

Theo Quyết định, Trưởng ban Chỉ đạo là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Các Phó trưởng ban gồm: ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực, phụ trách tổng kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban, phụ trách tổng kết việc thực hiện trong lĩnh vực kinh tế; ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban, phụ trách tổng kết việc thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Các Ủy viên thường trực gồm ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, kiêm nhiệm việc điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực kinh tế; ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo; ông Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hỗ trợ công tác điều phối chung và các công việc khác do Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.

Quyết định nêu rõ trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban Chỉ đạo có văn bản đề nghị các cơ quan, địa phương không phải thành viên của Ban Chỉ đạo cử đại diện tham gia các hoạt động của Ban; phối hợp, đóng góp vào việc xây dựng Đề án.

Ban Chỉ đạo có Tổ biên tập liên ngành là cơ quan giúp việc, gồm thành viên là cán bộ của các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Lao động-Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tin và Truyền thông; các Ban: Đối ngoại Trung ương, Kinh tế Trung ương, Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Chính phủ và các cơ quan: Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cũng đã ký Quyết định số 33/QĐ-BCĐTKHNQT ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. 

Theo đó, Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên khác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng ban trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Ban Chỉ đạo hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định Quy chế này và chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban. Các nội dung hoạt động quan trọng của Ban Chỉ đạo được quyết định tại phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban khi được Trưởng ban ủy quyền. Trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp, có thể thông báo và lấy ý kiến các Ủy viên bằng văn bản. Đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc phát sinh vượt thẩm quyền, Ban Chỉ đạo trình xin ý kiến Bộ Chính trị.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo: Có nhiệm vụ tổ chức tổng kết, xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và các văn bản có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22.

Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị, hội thảo; khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết tại một số bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu cần thiết; xây dựng dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị về kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 và các văn bản khác có liên quan.

Bộ Ngoại giao - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thành lập Tổ Biên tập có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ và là đầu mối phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân; giúp các Ủy viên đôn đốc, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin và triển khai các nhiệm vụ bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết 22.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản
Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế

Trong rất nhiều dấu ấn nổi bật của ngành du lịch năm 2023, việc khai thác các đường bay quốc tế tạo ra nhiều gam màu tươi sáng cho bức tranh du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những cột mốc mới từ lượng khách quốc tế, khi họ ngồi trên chuyến bay đáp thẳng xuống sân bay quốc tế Phú Bài.

Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế
Để du lịch Huế lọt vào “góc nhìn quốc tế”

Để tạo nhiều dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới, khẳng định thương hiệu du lịch, Thừa Thiên Huế cần triển khai nhiều giải pháp để lọt vào “góc nhìn quốc tế” từ phản hồi của du khách đến các tổ chức đánh giá, xếp loại về du lịch và truyền thông quốc tế.

Để du lịch Huế lọt vào “góc nhìn quốc tế”

TIN MỚI

Return to top