ClockThứ Năm, 24/12/2020 14:55

Lấy hình mẫu Chính quyền điện tử của Thừa Thiên Huế nhân rộng

TTH.VN - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Huy Dũng tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ về kinh nghiệm xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) của Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế dẫn đầu về triển khai Chính phủ điện tửHiệu quả trước mắt và lâu dàiChủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tửTriển khai số hóa hồ sơ án hình sựHướng đến chính quyền phục vụ, kiến tạoSẽ đánh giá, xếp hạng mức độ chính quyền điện tử các cấp

Mô hình đô thị thông minh của Thừa Thiên Huế có nhiều điểm mới, sáng tạo để cho các địa phương khác học hỏi xây dựng Chính quyền điện tử

Người dân tiếp cận, nhà nước sẵn sàng

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ những kinh nghiệm của tỉnh trong hơn 10 năm triển khai xây dựng CQĐT. Theo đó, tỉnh rất quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và chuyển đổi từ CQĐT sang Chính quyền số, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đồng bộ. Tỉnh đang dần hoàn thiện hạ tầng Trung tâm dữ liệu đặt tại Sở TTTT nhằm lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn – Big Data và triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và các dịch vụ đô thị thông minh.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, người dân được tiếp cận các ứng dụng và nhà nước sẵn sàng là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của Đô thị thông minh. Hiện nay, trong các dịch vụ Đô thị thông minh cung cấp thì dịch vụ phản ánh hiện trường được người dân hưởng ứng và sử dụng nhiều nhất. Các dịch vụ ứng dụng đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền.

Tỉnh cũng đã xây dựng các quy định, quy chế, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng CQĐT, Chuyển đổi số và đô thị thông minh tỉnh và tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo. Đã ban hành “Kiến trúc CQĐT tỉnh phiên bản 2.0” làm nền tảng để triển khai CQĐT, hướng đến Chính quyền số trong tương lai. Ban hành các đề án, chương trình lớn để định hướng triển khai như: Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh...

“Là địa phương còn gặp khó khăn về nguồn lực tài chính, nhưng nhờ sự quan tâm thường xuyên của người đứng đầu, mức độ sẵn sàng của các đơn vị trong việc tiếp cận, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý gắn với việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT nên tỉnh đã xây dựng và phát triển thành công Đô thị thông minh như hiện nay theo thực tiễn nhu cầu quản lý”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm CNTT của cả nước, một thuận lợi là tỉnh đã được kết nạp vào chuỗi Công nghệ phần mềm Quang Trung. Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng hạ tầng nhằm mời gọi, thu hút nhiều doanh nghiệp đến với Huế. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo khoảng 10.000 kỹ sư CNTT đến năm 2025. Tỉnh đề nghị Bộ TTTT nghiên cứu hỗ trợ tỉnh trong việc phát triển hạ tầng CNTT; huy động, thu hút đầu tư CNTT vào tỉnh, từng bước hình thành trung tâm CNNT tại Thừa Thiên Huế.

Nhân rộng

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng cùng nhiều doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt nam chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ  

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng  ghi nhận, đánh giá cao quá trình xây dựng CQĐT của Thừa Thiên Huế. Cho rằng Huế có nhiều điểm sáng, nhiều ý tưởng tốt trong xây dựng CQĐT để nhân rộng. “Huế là thủ phủ, là địa phương tiên phong của CNTT, công nghệ số, xây dựng CQĐT, do đó cần phải tổ chức những hội nghị, hội thảo mang tầm cỡ quốc gia tại Huế. Trước mắt, trong năm 2021 Bộ TTTT sẽ phối hợp với Thừa Thiên Huế tổ chức một hội thảo về công nghệ số trong văn hóa và du lịch”- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, Chính phủ đã xác định triển khai 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với hàng chục nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng, phát triển CPĐT; xây dựng nền tảng phát triển CCPĐT; bảo đảm gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc; gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân; bảo đảm nguồn lực triển khai... nhằm phát triển CPĐT, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số từ nay đến năm 2025 tại Việt Nam.

Về nguồn lực, Chính phủ huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng CPĐT, CQĐT theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các doanh nghiệp CNTT cung cấp. Và Thừa Thiên Huế là địa phương như vậy- nguồn lực tuy hạn chế nhưng đã xây dựng được CQĐT theo lộ trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tỉnh cũng đã sớm triển khai thực hiện phương châm “4 không, 1 có”- (làm việc không giấy; hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt; dữ liệu có chuyển đổi số), là cơ sở để Bộ TTTT đưa các địa phương khác đến học hỏi, nhân rộng.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng gợi mở, tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng CNTT, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, cần xác định đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT- dữ liệu lớn (big data), chuyển đổi số, nguồn nhân lực là những vấn đề lớn, mang tính quyết định. Đồng thời, có lộ trình xây dựng phòng máy chủ lên điện toán đám mây với tiêu chuẩn bảo mật cao hơn.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Theo UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 là chương trình trọng điểm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội

Ngày 14/6, Đoàn Luật sư (LS) tỉnh tổ chức Đại hội toàn thể LS lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; cùng gần 90 LS thuộc Đoàn LS tỉnh.

Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội
Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương

Sáng 30/5, Huyện ủy A Lưới tổ chức quán triệt Nghị quyết chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương

TIN MỚI

Return to top