ClockThứ Sáu, 24/02/2023 07:20

Lấy ý kiến Luật Đất đai sâu rộng, hiệu quả

UBND tỉnh vừa có văn bản số 1249/UBND-ĐC đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị, TP. Huế và các đơn vị liên quan nghiêm túc, khẩn trương tổ chức thực hiện lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 6/2/2023 của UBND tỉnh. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ của Nhân nhân, tạo sự đồng thuận, đảm bảo tính khả thi khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành.

Đất đai là không gian sinh tồn, là nguồn lực phát triển của các dân tộc, quốc gia. Vì vậy bất cứ quốc gia nào cũng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đất đai nhằm quản lý tốt nguồn lực đất đai, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tổ chức và quốc gia, phục vụ sự phát triển của đất nước. Việt Nam cũng không ngoại lệ và đã không ít lần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định, các luật để quản lý đất đai phù hợp, hiệu quả.

Với Luật Đất đai năm 2013 hiện đang có hiệu lực, qua quá trình thực hiện bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần có sự điều chỉnh phù hợp. Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật có phạm vi tác động rộng, không chỉ là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là đạo luật khó, phức tạp, tác động đến hầu các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội; trong khi đó các đối tượng có mức độ nhận thức, sự quan tâm khác nhau. Vì vậy, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân sâu rộng, thực chất, hiệu quả là vấn đề rất cần thiết.

Theo dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do Chính phủ trình Quốc hội xem xét, Luật gồm 16 chương, 245 điều. Chính phủ cũng nêu 9 vấn đề trọng tâm trong kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật. Bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất.

Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm Quyết định 316/QĐ-UBND ngày 6/2/2023 của UBND tỉnh, việc lấy ý kiến là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan…

Đối tượng lấy ý kiến cũng được tổ chức rộng rãi, từ các tầng lớp nhân dân, các cơ quan Nhà nước, UBMTTQ Việt Nam các cấp, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác, đến các viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà nghiên cứu trên địa bàn tỉnh. Tùy theo từng nhóm đối tượng, nội dung lấy ý kiến cũng được xác định cụ thể, sát với chức năng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả…; được tổ chức với rất nhiều hình thức, qua nhiều kênh tiếp nhận và hướng đến từng đối tượng cụ thể.

Theo kế hoạch, thời gian tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai chỉ còn hơn nửa tháng, kết thúc trước ngày 15/3; trong đó, thời gian lấy ý kiến của Nhân dân sẽ phải hoàn thành sớm hơn (10/3) để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trước khi báo cáo Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/3.

Vì vậy, để việc lấy ý kiến Nhân dân góp ý dự thảo Luật được toàn diện, thực chất, hiệu quả, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp; phát huy vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Đồng thời, người dân cũng phát huy vai trò làm chủ, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, góp ý để dự thảo Luật sát với cuộc sống, đảm bảo hài hòa quyền lợi cá nhân, quyền lợi tập thể, Nhà nước.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử
Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

TIN MỚI

Return to top