ClockThứ Sáu, 05/06/2020 15:01

Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, có hiệu lực từ ngày 19/5 vừa qua.

Một nhà nuôi heo, nhiều nhà phố vạ lâyTừ 25 - 28/5: Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng pháp luậtNhiều ý kiến đóng góp sửa đổi Luật Xây dựngXây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm khoa học & công nghệ lớn của cả nướcSiết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

 

Quang cảnh một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 944/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Theo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); thay đổi phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 các dự án luật, dự thảo nghị quyết gồm: Luật Cư trú (sửa đổi) (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10); Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ chín theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ chín theo quy trình tại một kỳ họp).

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phân công cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 tại Kỳ họp thứ chín.

Cụ thể, về Luật Cư trú (sửa đổi), cơ quan trình là Chính phủ; cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật; cơ quan tham gia thẩm tra gồm Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội.

Liên quan đến Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, cơ quan trình là Chính phủ; Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra; Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội tham gia thẩm tra.

Đối với Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, cơ quan trình là Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Tài chính-Ngân sách; cơ quan tham gia thẩm tra gồm Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 19/5/2020.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Giá xăng lại tăng từ chiều 19/12

Chiều 19/12, Liên bộ Công thương - Tài chính có đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 7 ngày/lần. Theo mức điều chỉnh lần này, giá các loại xăng đều tăng, bắt đầu từ 15h chiều nay.

Giá xăng lại tăng từ chiều 19 12
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Return to top