ClockThứ Năm, 02/03/2017 17:40

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Văn Miếu

Sáng nay, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tới thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gặp gỡ và giao lưu với các cựu sinh viên Việt Nam từng học tập tại Nhật Bản.

Báo chí Nhật đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậuNhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm Việt NamHình ảnh Lễ đón Nhà vua Nhật Bản và Hoàng hậu thăm chính thức Việt Nam

Giấy mời chính thức phát đi dự kiến có khoảng 30 cựu sinh viên tham dự nhưng ngay từ sớm, hay tin Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko ghé thăm Văn Miếu, nhiều người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã đến đây để được tận mắt nhìn thấy Nhà vua và Hoàng hậu.

Không chỉ vậy, các em thiếu nhi của một trường mẫu giáo Nhật Bản cũng được các thầy cô và cha mẹ đưa tới từ sáng chờ đón Nhật hoàng.

Trong số lưu học sinh từng du học tại Nhật tham gia cuộc gặp, nhiều người hiện là giảng viên các trường đại học.

Bà Trần Thị Thu Thủy, trưởng khoa tiếng Nhật (Đại học Ngoại thương) chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động và rất vinh dự khi được chào đón Nhà vua và Hoàng hậu. Nhà vua và Hoàng hậu là biểu tượng của sự đoàn kết ở Nhật. Nhà vua và Hoàng hậu đã rất ân cần và chân tình khi hỏi thăm cuộc sống của từng cá nhân lưu học sinh chúng tôi”.

Đón chờ Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Bùi Thị Tuyết, người chuẩn bị sang Nhật theo chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật làm việc trong khuôn khổ Hiêp định Hợp tác kinh tế Việt -Nhật có mặt trong buổi giao lưu cho biết: “Hoàng hậu rất gần gũi, mong muốn đội ngũ học sinh, sinh viên chúng em sẽ là cầu nối, góp phần tích cực vào quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước”.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản xuống xe vẫy tay chào

Giao lưu với các cựu du học sinh, Nhà vua và Hoàng hậu quan tâm thăm hỏi những khó khăn trong cuộc sống khi du học tại Nhật, việc học tiếng Nhật của lưu học sinh Việt Nam, cũng như công việc hoạt động khi trở về nước.

Nhà vua và Hoàng hậu hỏi thăm từng cựu du học sinh về việc thế hệ trẻ, nhất là sinh viên, học sinh Việt Nam quan tâm về nước Nhật cũng như số lượng người học tiếng Nhật hiện nay.

Nhà vua và Hoàng hậu chúc các cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hoàn thành tốt công việc và tiếp tục là cầu nối thúc đẩy hợp tác song phương ngày càng tốt đẹp hơn.

Nhà vua Akihito thăm hỏi cựu du học sinh VN

Nhà vua Akihito lắng nghe trong buổi giao lưu

Theo Vietnamnet.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top