ClockThứ Sáu, 30/08/2013 05:10

Huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn

TTH - Năm năm qua, Chính phủ đã phân bổ khoảng 5 ngàn tỷ đồng vốn trái phiếu để xây dựng đường ô tô về trung tâm các xã và nếu tính đến sự đóng góp của nhân dân thì đến nay có 9.051/9.200 xã đã có đường ô tô đến trung tâm. Riêng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tiếp tục huy động vốn ODA nâng cấp tỉnh lộ của 18 tỉnh phía bắc với tổng mức đầu tư 100 triệu USD, nâng cấp 1.660 km đường và dự án giao thông nông thôn (GTNT) 3 với 300 triệu USD để nâng cấp 3.500 km, bảo trì khoảng 17 ngàn đường GTNT (dự kiến hoàn thành vào năm 2014). Đặc biệt, các tỉnh, thành cũng huy động gần 47 ngàn tỷ đồng từ các nguồn giúp mở mới hơn 15 ngàn km đường, sửa chữa nâng cấp hơn 74 ngàn km đường và hàng nghìn chiếc cầu các loại… Dự kiến năm nay, các tỉnh huy động hơn 17 ngàn tỷ đồng để xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT theo đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đáng phấn khởi là tỷ lệ vốn góp của nông dân phát triển GTNT lên tới 18% (vượt xa chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là 10%) mà điển hình xã Kim Bình (huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) có tỷ lệ góp vốn từ nông dân lên tới hơn 40%. Không chỉ góp tiền của, hiến đất để làm đường, nông dân cả nước còn góp hơn 165 triệu ngày công lao động để trực tiếp tham gia làm đường GTNT.

Thời gian qua, Thừa Thiên Huế tập trung nhiều nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo hướng tiên tiến, hiện đại. Hiện, tỉnh đã cơ bản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT tại các xã bãi ngang ven biển, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tạo thuận lợi giao thông và sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh sự giao thương giữa các vùng trong tỉnh. Từ năm 2009 - 2012, tỉnh đầu tư xây dựng mới gần 144 km, sửa chữa, nâng cấp hơn 445 km đường GTNT, gần 74% tuyến đường trục xã, liên xã được trải nhựa hoặc bê tông hóa và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại Hội nghị sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết TW 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và biểu dương các xã điển hình trong phong trào xây dựng GTNT (giai đoạn 2008 - 2013) của Bộ GTVT mới đây, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao tặng bằng khen của Thủ tướng cho 53 xã (Thừa Thiên Huế có Vinh Hưng, Phú Lộc) và Bộ trưởng Đinh La Thăng trao bằng khen của Bộ GTVT cho 112 xã Thừa Thiên Huế có Hương Hòa (Nam Đông) và Quảng Phú (Quảng Điền) là những địa phương có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng, phát triển GTNT, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù ghi nhận những nỗ lực của ngành GTVT, chính quyền các địa phương và nhân dân cả nước trong việc huy động, tổ chức các nguồn lực xây dựng GTNT, giúp hệ thống này phát triển một bước quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và thương mại của khu vực nông thôn cũng như cả nước nói chung nhưng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, giao thông vẫn là “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội do thiếu nguồn lực để đầu tư cho lĩnh vực này.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, mong Bộ GTVT sớm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, tạo liên kết vùng để phát triển “tam nông” cũng như đề xuất với Chính phủ các giải pháp hỗ trợ các xã xây dựng GTNT, cơ chế huy động nguồn lực từ các hình thức đầu tư mới… Các sở GTVT trên toàn quốc nói chung và Sở GTVT Thừa Thiên Huế nói riêng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tốt nguồn lực hiện có và tìm cách huy động nhiều hơn các nguồn lực ngoài xã hội. Do việc xây dựng GTNT là lâu dài, các địa phương cần tổ chức huy động vốn từ nông dân hợp lý, vừa “sức dân” để thực hiện, tránh lạm thu và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu tổ chức lại sản xuất ở nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân sẽ duy trì nguồn lực để phát triển lĩnh vực này. Thời gian đến, ngoài việc Chính phủ tìm cách phân cấp nguồn thu về chính quyền các xã nhiều hơn để sử dụng vào phát triển GTNT, Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu để hướng dẫn việc phân cấp này cho chính quyền cấp xã...
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43

Theo chương trình, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Ngày 25 5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Return to top