ClockThứ Năm, 25/10/2018 09:07

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở đánh giá, sắp xếp cán bộ

Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này rất quan trọng bởi đây là cơ sở để đánh giá cán bộ trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của Đảng vào cuối năm.

Thủ tướng Chính phủ phân công chuẩn bị bổ sung tài liệu trình Quốc hộiNghe trình dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệmTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

Hôm nay (25/10), Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả sẽ được công bố ngay trong ngày.

Một lãnh đạo VPQH cho biết, khi công bố kết quả, Quốc hội sẽ mời tất cả Bộ trưởng, trưởng ngành, gồm cả người không phải ĐBQH đến nghe kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín

Phiếu tín nhiệm dành cho 4 khối là Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ và TANDTC, VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ có màu sắc khác nhau để thuận tiện cho việc kiểm phiếu.

Trong mỗi lá phiếu sẽ có 3 ô: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp để các ĐBQH đánh giá. Việc tổng hợp phiếu và phân tích kết quả phiếu sẽ được thực hiện toàn bộ bằng máy.

Theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trước vào năm 2013, 2014, chưa có trường hợp nào có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quá nửa tổng số ĐBQH đánh giá “tín nhiệm thấp” để có thể xin từ chức theo quy định. Đồng thời, cũng chưa có trường hợp nào có kết quả từ 2/3 tổng số ĐBQH trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”, Uỷ ban TVQH trình Quốc hội bỏ phiếu thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.

Lãnh đạo VPQH này cũng khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này rất quan trọng bởi đây là cơ sở để đánh giá cán bộ trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của Đảng vào cuối năm nay và cũng là một trong những căn cứ để đánh giá, bố trí cán bộ, quy hoạch cán bộ trong thời gian tới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Return to top