ClockThứ Sáu, 15/08/2014 04:35

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

TTH - Dịch bệnh Ebola xuất hiện từ tháng ba vừa qua ở Tây Phi đến nay đã khiến 1.069 người chết và hàng ngàn trường khác bị nhiễm. Con số này đang tăng lên từng ngày, do không có vacxin đặc trị. Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tuy dịch bệnh chết người này chưa xuất hiện, nhưng đã trở thành mối quan tâm lo ngại lớn của lãnh đạo và người dân.

Bệnh Ebola từng xuất hiện vào năm 1976 ở CHDC Congo và một số nước lân cận, làm 2.400 người mắc. Điều đáng nói là trong đợt đại dịch này, tỷ lệ người mắc bệnh được sống sót rất cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời đó mật độ dân số thấp, môi trường ít bị ô nhiễm, sức đề kháng của một số người cao đã vượt qua được căn bệnh Ebola…

Cùng với bệnh Ebola, nhân loại còn đối mặt với nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác như HIV/AIDS, ung thư, xuất huyết, viêm não cấp; các bệnh lây nhiễm từ gia súc, gia cầm… Nguyên nhân chủ yếu do môi trường không đảm bảo, dư lượng độc hại trong thức ăn cao, cộng với đời sống sinh hoạt thiếu lành mạnh làm phát sinh và lây lan dịch bệnh. Thừa Thiên Huế đã từng xảy ra nhiều trận dịch sốt xuất huyết, tả, ngộ độc tập thể; có người từng bỏ mạng vì ăn tiết canh nhiễm liên cầu khuẩn lợn hay ăn cá nóc… Trong thời gian qua, việc tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội… gắn với phòng chống dịch bệnh đã được ngành chức năng và chính quyền các địa phương quan tâm. Song, thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Chủ quan của con người đối với sự nguy hiểm từ bệnh tật còn diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng. Tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hiện diện ở các quán ăn đường phố, các chợ, khu tập trung động người. Ô nhiễm môi trường tại các dòng sông, khu dân cư, làng nghề, các điểm giết mổ gia súc, gia cầm đang là vấn đề nhức nhối của nhiều địa phương. Bên cạnh đó, tệ nạn mại dâm, tiêm chích ma túy - nguyên nhân lây lan của nhiều căn bệnh hiểm nghèo vẫn còn hiện diện nhiều nơi.
Để phòng chống bệnh tật, hơn ai hết mọi người phải tự bảo vệ chính bản thân mình và những người chung quanh. Có ý thức hơn trong vệ sinh môi trường sống. Mang dụng cụ bảo hộ lao động trong môi trường làm việc độc hại. Thông minh trong lựa chọn thực phẩm, dụng cụ sinh hoạt. Thận trọng trong ăn uống, từ bỏ những món ăn có thể gây nguy hiểm đã được cảnh báo. Đặc biệt, phải có tinh thần hợp tác với ngành chức năng trong phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất sự lây lan bệnh tật, để bảo vệ cho chính bản thân mình và cộng đồng.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Tại Phiên họp thứ tư của Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến diễn ra sáng 3/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị tiên phong đề nghị kết nối Hệ thống thông tin của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID
Phú Vang:
Khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra

Ngày 3/5, lãnh đạo huyện Phú Vang đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại và chỉ đạo biện pháp khắc phục trên địa bàn, do mưa lớn, giông lốc gây ra tối 2/5.

Khắc phục hậu quả do giông lốc gây ra
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top