ClockThứ Ba, 28/05/2019 19:54

Phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Đồng bộ giải pháp “4 tại chỗ”

TTH - Là một trong những kinh nghiệm được các địa phương đúc rút sau khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát trở lại trong gần nửa tháng qua.

Phú Lộc: Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Lộc BổnPhải quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu PhiPhòng chống dịch tả lợn châu Phi: Người dân chủ động, chính quyền sát cánh

Tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Ảnh: Chi cục CN&TY

Chủ động phòng dịch

Tính đến ngày 28/5, dịch TLCP đã xảy ra trên đàn lợn của 313 hộ chăn nuôi của 127 thôn, 42 xã thuộc 8 địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, TX. Hương Trà, Hương Thủy và TP. Huế. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy 1.404 con với tổng trọng lượng trên 71.243 kg. Trong đó, Phú Vang 13 xã; Hương Thủy 9 xã; Quảng Điền 7 xã; Hương Trà 6 xã; Phong Điền 2 xã;  TP. Huế 2 phường; Phú Lộc 2 xã; A Lưới ở xã Hồng Hạ. Hiện, nhiều địa phương đang chờ kết quả xét nghiệm.

Trước tình hình DTLCP diễn biến phức tạp, các địa phương đã xây dựng kịch bản và nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tỉnh đã phát 50.000 tờ rơi và cam kết thực hiện “5 không” đối với các hộ chăn nuôi; cấp 30.029 lít hóa chất, hơn 100 tấn vôi; lập 47 chốt để chốt chặn, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào vùng dịch.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) thông tin: Dịch TLCP đang hoành hành trên diện rộng, từ tỉnh đến huyện, xã phải thực hiện đồng bộ “5 không” và “10 cấm” để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Các địa phương tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch dưới nhiều hình thức. Người chăn nuôi cần hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng (TĐKT) tại các cơ sở chăn nuôi, phương tiện vận chuyển; đồng thời, chuẩn bị vật tư, hóa chất... và có phương án tiêu hủy khi có dịch xảy ra.

Người chăn nuôi phải chủ động tiêu độc khử trùng khu vực nuôi. Ảnh: Chi cục CN&TY

4 tại chỗ

Ngoài sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương, thú y, người dân, sự chủ động với phương châm 4 tại chỗ (chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ) là kinh nghiệm được các địa phương đúc rút trong thời gian chống dịch.

Ông Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) TX. Hương Trà thừa nhận, khi mới phát sinh ổ dịch đầu tiên, lực lượng thú y và chính quyền có chút lúng túng. Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng được các phương án xử lý tại chỗ nên khá thuận tiện, nhất là việc tiêu hủy tại chỗ. Ngay khi có dấu hiệu bệnh, người dân báo trực tiếp chính quyền, lực lượng thú y tiến hành lấy mẫu, chọn vị trí chôn lấp, tiêu hủy ngay khi lợn chết hoặc có kết quả dương tính với dịch TLCP. Đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, tuyên truyền để các hộ xử lý ngay tại chỗ. Đối với những hộ có dịch nhưng không có đất tiêu hủy tại chỗ, quá trình vận chuyển lợn tiêu hủy phải bọc kỹ 2, 3 lớp ni lông, có lót và phủ bạt, phun TĐKT, rải vôi dọc tuyến xe vận chuyển qua.

“Để tránh tình trạng thiếu nguồn cung vôi, hóa chất phân phối về các xã, phường, thị xã chủ động liên hệ đặt hàng tại đại lý cung ứng với số lượng lớn rồi phân phối về các địa phương. Nhờ đó, các địa phương không xảy ra tình trạng thiếu nguồn vôi, hóa chất tiêu hủy và sát trùng. Ngoài nguồn hỗ trợ của tỉnh, thị xã, mỗi xã, phường đều chủ động mua thêm 5-10 tấn vôi phục vụ tiêu độc khử trùng tại chỗ” ông Nam chia sẻ.

Ngoài 2.626 lít hóa chất và 71,9 tấn vôi huyện Phong Điền cấp, các xã chủ động trích kinh phí từ ngân sách mua vôi bột TĐKT môi trường. Theo bà Trần Thị Diệu Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, trước thực tế, các trạm chăn nuôi và thú y huyện đã sát nhập và thành lập Trung tâm DVNN, lực lượng thú y chống dịch mỏng, không còn đủ chức năng nhiệm vụ, huyện tăng cường lực lượng tại các xã, thôn hỗ trợ chống dịch.

Ngoài các chốt do huyện thành lập (3 chốt Phong Chương, 1 chốt Phong Thu), mỗi xã có dịch đều thành lập thêm 3-4 chốt; xã không có dịch cũng thành lập 2 chốt, bố trí lực lượng công an, chính quyền, thôn… trực 24/24. Huyện Phong Điền có chính sách hỗ trợ cho các lực lượng trên với định mức 100 ngàn đồng/ngày cho người có hưởng lương và 250 ngàn đồng/ngày cho những người không có hưởng lương, gắn trách nhiệm tại các điểm chốt...

“10 cấm” trong phòng, chống dịch TLCP

Người dân, chính quyền, thú y… cần thực hiện nghiêm 10 điều cấm trong phòng chống DTLCP: Nghiêm cấm các hành vi sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn; cấm đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào trang trại; cấm động vật hoang dã vào trại lợn, nuôi và thả rông các động vật khác trong trại; cấm người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép. Tất cả người lạ, khách tham quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly theo quy định. Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dụng cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút, thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi; cấm mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi. Các dụng cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút. Tuyệt đối không mang túi xách, ví vào trong chuồng nuôi. Cấm xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn; cấm tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi; cấm vận chuyển lợn giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi. Cấm sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho lợn vì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cấm bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại.

(Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục CN&TY)

A Lưới, Hương Thủy: Tăng cường các biện pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi

Đàn lợn hộ ông Hồ Văn Phin, ở thôn Pa Ring -  Cân Sâm, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới vừa cho kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Trao đổi với ông Văn Lập, Trưởng phòng NN & PTNT huyện A Lưới sáng 28/5, cho biết, ngành nông nghiệp huyện đã báo cáo lên UBND huyện để tiến hành công bố dịch và triển khai các biện pháp kiểm soát, tiêu độc khử trùng và tiêu hủy lợn nhiễm vi rút nhằm khống chế dịch lan rộng ra địa bàn.

Trước đó, ngay khi xảy ra trường hợp lợn nuôi của hộ ông Hồ Văn Phin chết không rõ nguyên nhân, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới đã tiến hành lấy mẫu của lợn chết để xét nghiệm và đào hố tiêu hủy lợn chết. Đồng thời, trung tâm lấy mẫu số lợn còn lại trong chuồng gồm 14 con và kiểm soát chặt chẽ không để số lợn này được xuất chuồng, mổ thịt. Việc tiêu độc khử trùng trong toàn khu vực được khẩn trương tiến hành ngay sau đó.

Cũng theo ông Văn Lập, hiện các cơ quan, đơn vị chức năng của địa phương đã lập chốt kiểm soát dịch tại xã Hương Nguyên cửa ngõ của huyện A Lưới và tại vị trí Bốt Đỏ, điểm lưu thông từ Hồng Hạ lên các xã, thị trấn của huyện A Lưới nhằm đảm bảo ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra các địa bàn khác.

* Chỉ trong ngày 27/5, lực lượng chức năng TX. Hương Thủy đã tiêu hủy 29 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi (TLCP) của 13 hộ dân ở 6 xã, phường, nâng tổng số lợn nhiễm dịch bệnh này trên địa bàn thị xã lên gần 200 con.

Theo ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, từ trước đến nay trên địa bàn thị xã chưa từng xảy ra dịch bệnh gia súc diện rộng nên các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch lúng túng, chưa đồng bộ, có nơi còn chủ quan.

Sau chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà chiều 23/5, Hương Thủy đã sử dụng ngân sách dự phòng để hỗ trợ từng địa phương; đồng thời huy động các lực lượng cùng lực lượng thú y tham gia lập chốt “chặn đầu khóa đuôi”, tăng cường rắc vôi bột ở các tuyến đường có dịch.

Bá Trí - Hàn Đăng

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Thông tin doanh nghiệp:
Vận Chuyển Xuyên Biên Giới: Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

Vận chuyển xuyên biên giới đã trở thành yếu tố quan trọng giúp kết nối thị trường quốc tế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược vận chuyển phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế số hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng EFEX tìm hiểu fulfillment là gì và làm sao để tận dụng tối đa dịch vụ này trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới.

Vận Chuyển Xuyên Biên Giới Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

TIN MỚI

Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín
Return to top