ClockThứ Sáu, 30/06/2023 05:53

Phục dựng lán làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

TTH - Trong dịp sơ kết một năm đưa vào hoạt động, Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh (144 Đặng Thái Thân, TP. Huế) khai trương thêm không gian gắn liền với vị Đại tướng anh hùng quê hương xứ Huế: lán làm việc của Đại tướng.

Nguyễn Chí Thanh - Đại tướng của nông dânBảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm từ ngày 6/7Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh kỷ niệm 30 năm ngày mang tên Đại tướng

leftcenterrightdel
Lán làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được phục dựng 

Đó là lán được phục dựng theo nguyên mẫu từ lán làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Lán này được đặt một góc bên trong không gian sân, phía trước khu vực trưng bày của bảo tàng.

Theo đại diện Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh, khi Trung ương Cục chuyển từ căn cứ Mã Đà, chiến khu D, thuộc tỉnh Đồng Nai về căn cứ Bắc Tây Ninh, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục ban bầu làm việc tại căn cứ Núi Đất ở rừng Chàng Riệc - Rùm Đuôn, huyện Tân Biên, Tây Ninh. Thời gian đầu vào miền Nam, từ tháng 10/1964, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã ở tại căn cứ này trong ngôi nhà sàn, bên cạnh có hầm chữ A để tránh bom. Tuy nhiên, đầu năm 1966, trong chiến dịch càn quét mùa khô 1965 - 1966, máy bay B-52 của Mỹ đã đánh bom vào căn cứ Núi Đất, Trung ương Cục và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chuyển về vị trí hiện tại cách nơi cũ 4km.

Lán làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được làm từ gỗ sẵn có trong rừng thứ sinh Chàng Riệc - Rùm Đuôn, mái được lợp bằng lá cây trung quân, dưới nền nhà có đào hầm để tránh bom, bên trên kê bộ bàn ghế và các phương tiện phục vụ công việc như quả địa cầu, đài để nghe tin tức, đèn bão, võng dù để nghỉ ngơi.

Lấy nguyên mẫu từ chiếc lán ở Trung ương Cục miền Nam, các nghệ nhân phục dựng lại y nguyên từ kiểu dáng, chất liệu với tỷ lệ 1/3 lán thật. Việc phục dựng này được tham khảo từ hình ảnh tư liệu gốc và thực tế di tích lịch sử nhà làm việc của Đại tướng tại Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Công việc này được được các nghệ nhân của huyện Tân Biên chuyên phục dựng các di tích cho Ban Quản lý Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam thực hiện.

“Việc Bảo tàng tiến hành phục dựng lại và trưng bày bổ sung lán làm việc của Đại tướng tại Bảo tàng tạo thành điểm nhấn làm phong phú và sinh động cho hệ thống trưng bày, giúp khách tham quan hiểu thêm về một con người gắn với một giai đoạn lịch sử hào hùng và đầy bi tráng của dân tộc - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, đại diện Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh chia sẻ.

Chính thức đi vào hoạt động một năm, Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh là một trong những bảo tàng ngoài công lập tại Huế thu hút đáng kể lượng lớn khách tham quan. Qua đó góp phần cùng các thiết chế văn hóa khác trên địa bàn tỉnh làm tốt công tác giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hiện nay, bảo tàng trưng bày hàng trăm tài liệu, hiện vật, hình ảnh nói về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, những đóng góp quan trọng của đồng chí với cách mạng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Các chủ đề trưng bày chính gồm quê hương, gia đình, quá trình tham gia cách mạng, nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, những dấu mốc quan trọng của đồng chí và sự tri ân của gia đình, quê hương, đất nước. Bên cạnh cách trưng bày truyền thống, bảo tàng còn đưa vào ứng dụng công nghệ để khách tham quan có những trải nghiệm thú vị, mới lạ.

Ông Hồ Xuân Đài, Phó Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh cho biết, ngoài bảo tàng tại Huế, gần đây đã đưa Bảo tàng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội đi vào hoạt động. Thời gian tới, bảo tàng tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, tiếp tục sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh về Đại tướng để chọn lọc, bổ sung cho hoạt động của bảo tàng.

Bài, ảnh: N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh

Nhân kỷ niệm 80 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/2024), ngày 11/12, Đoàn Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phường Thuận Hòa, TP. Huế) và tưởng niệm Đại tướng Lê Đức Anh tại Nhà Văn hoá - thư viện Đại tướng Lê Đức Anh (xã Lộc An, huyện Phú Lộc).

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh
49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Return to top