ClockThứ Ba, 23/02/2021 16:28

Quốc hội kiện toàn một số chức danh Nhà nước tại Kỳ họp cuối tháng 3

Tại kỳ họp cuối cùng của khoá XIV, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh trong bộ máy Nhà nước, nhiệm kỳ 2016-2021.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấpThường vụ Quốc hội sẽ thảo luận việc giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XVKhai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốcHội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu

Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11 tại phiên họp 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 23/2, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 11 ngày, trong đó bố trí 2,5 ngày để xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và 6,5 ngày xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác. Quốc hội sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 24/3, dự kiến bế mạc vào ngày 7/4.

“Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội, tuy nhiên có dự phòng các phương án trong trường hợp dịch bệnh diễn biến quá xấu” – ông Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo.

Phiên họp 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, đây là kỳ họp rất quan trọng, chuẩn bị chuyển giao công tác nhân sự, tập trung cao cho kiện toàn một số chức danh của bộ máy Nhà nước nhiệm kỳ khoá XIV. Do đó, một số nội dung khác nếu “chưa chín”, cần thảo luận thêm và thời gian còn dài thì nên để lại khoá sau tiếp tục xem xét, quyết định.

Liên quan công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết sẽ thực hiện theo quy định, tuy nhiên với vị trí yêu cầu người giữ chức vụ phải là đại biểu Quốc hội thì các đồng chí đương nhiệm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi bầu ra Quốc hội khoá XV.

Kết luận phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết chưa bổ sung vào chương trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón mà để lại Quốc hội khoá XV xem xét nội dung này. Nghị quyết chung của Quốc hội sẽ bổ sung nội dung về số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND TP Hà Nội.

Về công tác giám sát, Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ có báo cáo về những công việc đã triển khai và sẽ phân công một thành viên trình bày trước Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh Nhà nước. Tuy vậy, những người không còn giữ chức vụ vẫn thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội cho tới khi Quốc hội khoá mới được bầu ra.

Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước. Xem xét, thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021.

Đây cũng là nội dung cuối cùng của phiên họp 53 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top