ClockThứ Sáu, 26/05/2023 16:38

Nông nghiệp, du lịch là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 5 tháng đầu năm

TTH.VN - Theo đánh giá tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 5 vào sáng 26/5, 5 tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nông nghiệp, du lịch trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh.

Tháo gỡ khó khăn, chủ động, linh hoạt các giải pháp để phát triển kinh tếCác đơn vị liên quan cần cam kết phản hồi ý kiến của báo chíNhững gam màu sáng - tối trong bức tranh kinh tế xã hội Các nghị quyết cụ thể hóa yêu cầu từ thực tiễn

leftcenterrightdel
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kết luận phiên họp 

Nông nghiệp trở thành bệ đỡ

Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế – xã hội trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 5 tăng so với tháng trước, nhưng giảm so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh “giảm” tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc; gỗ và sản phẩm gỗ; sản phẩm nhập khẩu giảm chủ yếu tập trung nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may do nguồn đơn hàng xuất khẩu của các công ty may mặc sụt giảm mạnh.

Con số dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng ước đạt 75.100 tỷ đồng, tăng 1,02% so với cuối năm 2022 phản ánh khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng tăng 2,16%, thấp hơn bình quân chung của cả nước là tăng 3,84%.

Hiện nay, nhiều ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh như, dệt may, xi măng, dăm gỗ, sản xuất điện đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do bị thiếu đơn hàng nên phải cắt giảm lao động và hoạt động cầm chừng; ngành xi măng thị trường tiêu thụ tiếp tục gặp khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng; bên cạnh đó, lãi suất vay cao nên các công trình xây dựng nhà ở, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh giảm mạnh. Đặc biệt, các đối tác tại các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Trung Quốc,...đang tạm dừng nhập khẩu hoặc hạ giá sản phẩm, các doanh nghiệp tồn kho sản phẩm rất lớn nên phải cắt giảm sản xuất chờ tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn thì nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ cho nền kinh tế. Năng suất lúa vụ đông xuân bình quân ước đạt 65,72 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ khoảng 20 tạ/ha; sản lượng ước đạt 185.000 tấn, tăng 57.000 tấn so với cùng kỳ.Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì đảm bảo theo kế hoạch. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 17.989 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ...

Một điểm sáng đáng chú ý nữa là hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc; trong tháng 5, lượng khách du lịch tăng 1,3% so với tháng trước, tăng gần 95% so với cùng kỳ, doanh thu từ du lịch ước đạt 690 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, tổng thu từ du lịch ước đạt 2.942 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

leftcenterrightdel
Sản xuất công nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn 

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm

Tại phiên họp, các thành viên của UBND tỉnh, lãnh đạo các địa phương đã tập trung thảo luận giải pháp gỡ vướng tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn, đồng thời nêu các kiến nghị để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Đa số các địa phương đều nêu khó trong khâu giải phóng mặt bằng các dự án, đặc biệt là công tác đền bù, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Báo cáo từ Sở Kế hoạch và  Đầu tư cho thấy, từ đầu năm đến nay, đã cấp mới 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.038 tỷ đồng (trong đó 5 dự án FDI với vốn đăng ký 28,5 triệu USD).

Tính đến 25/5, có 310 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1.547 tỷ đồng, giảm 10,7% về lượng và giảm 39,9% về vốn so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 175 doanh nghiệp, giảm 126 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 338 doanh nghiệp, tăng 6 doanh nghiệp; giải thể 56 doanh nghiệp, giảm 6 doanh nghiệp.

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, đến ngày 25/5 đã giải ngân 1.356,144 tỷ đồng/5.923,257 tỷ đồng, đạt 22,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra, đã giải ngân các nguồn vốn giao bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021, 2022 là 238,834/829,703 tỷ đồng, đạt 28,8% kế hoạch. Như vậy, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao đến nay là 7.209,294 tỷ đồng, giải ngân đến thời điểm báo cáo là 1.668,874 tỷ đồng, đạt 23,1% kế hoạch. Dự kiến, đến ngày 30/6/2023, tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt khoảng 40%.

Chỉ đạo phiên họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh nhiệm vụ tăng thu ngân sách. Theo đó, phấn đấu đến hết Quý II/2023, thu ngân sách nhà nước đạt từ 8.450 tỷ đồng/13.000 tỷ đồng (tương ứng 65% chỉ tiêu phấn đấu).

Để đạt được mục tiêu này cần phải có các giải pháp khôi phục sản xuất. Theo đó, tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp đảm bảo ổn định sản xuất, đặc biệt là các cơ sở sản xuất may mặc khó khăn liên quan đến nguồn đơn hàng xuất khẩu bị sụt giảm.

Ngoài ra, tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai sản xuất nông nghiệp vụ hè thu đúng khung lịch thời vụ. Triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng, khô hạn; rà soát các phương án phòng tránh thiên tai, bão lụt; đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Đối với các dự án đang triển khai, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động tạo bước đột phá cho ngành công nghiệp. Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là các giải pháp hoàn thiện, tháo gỡ vướng mắc liên quan quy hoạch, thủ tục đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng,…

“Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để phân bổ chi tiết số vốn kế hoạch 2023 còn lại theo quy định; quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là vốn các chương trình mục tiêu quốc gia”, ông Nguyễn Văn Phương nói.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật

Với chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngoài các môn học bắt buộc, các em học sinh THPT còn được lựa chọn 4 môn học từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý hoặc giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc.

Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật
Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV/2024

Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV 2024

TIN MỚI

Return to top