ClockThứ Sáu, 22/02/2019 14:54

Tăng cường đối thoại, kịp thời lắng nghe ý kiến của người dân

TTH.VN - Sáng 22/2, UBMTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Dân vận khéo ở Quảng PhúDành thời gian gặp dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dânXây dựng nhiều mô hình “Dân vận khéo” cấp huyện và cấp cơ sởTrao đổi kinh nghiệm về phong trào thi đua “Dân vận khéo”

UV Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị.

UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

5 năm qua, công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng và chính quyền của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng.

Qua đó, xây dựng, ký kết 12 chương trình phối hợp giám sát; 1 quy chế phối hợp thí điểm về giám sát công khai, minh bạch và trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; UBMTTQ Việt Nam các cấp cơ sở đã chủ trì phối hợp tổ chức được hơn 490.000 cuộc giám sát.

MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp tổ chức các hội nghị đối thoại. Hoạt động này tạo được môi trường dân chủ, cởi mở; góp phần tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân với Đảng, Nhà nước…

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Dân Vận Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, 5 năm qua, công tác giám sát, phản biện được cụ thể hóa, thể hiện sự ghi nhận quyền dân chủ của người dân. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội đã góp phần cho chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm.

Trưởng ban Dân vận Trung ương đề nghị các cấp chính quyền các địa phương tiếp tục cụ thể hóa hoạt động giám sát, phản biện để nâng cao hiệu quả, chất lượng. Tăng cường đối thoại để gần dân, lắng nghe ý kiến của người dân, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm; MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phải hỗ trợ cấp huyện, xã thực hiện hiệu quả công tác phản biện, giám sát, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Tại Thừa Thiên Huế thời gian qua, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh cũng đã bám sát tình hình của địa phương, những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc để xác định, đề xuất nội dung giám sát, phản biện, góp ý phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của Nhân dân. Công tác giám sát, phản biện xã hội được tổ chức đúng quy trình, từ khâu lựa chọn nội dung, báo cáo xin ý kiến cấp ủy, xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn giám sát đến tổ chức giám sát, phản biện xã hội và kiến nghị, đề xuất.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Return to top