ClockThứ Ba, 11/10/2022 21:09

Tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt Nam - Campuchia

TTH.VN - Đó là mong muốn của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại buổi tiếp Đoàn công tác Campuchia do ông Var Kim Hong, Bộ trưởng cao cấp Campuchia phụ trách công tác biên giới vào chiều tối 11/10.

Xúc tiến giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vựcChủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiếp xã giao Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt NamTạo điều kiện cho con em sinh sống ở vùng giáp biên

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên phải) mong muốn hai bên hợp tác nhiều hơn trên lĩnh vực văn hoá

Cùng làm việc còn có ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương bày tỏ vui mừng về chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Campuchia tại tỉnh, đồng thời giới thiệu khái quát vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, TP. Huế từng là Kinh đô của Triều Nguyễn tồn tại tại suốt 143 năm (1802 - 1945), nơi đây còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc và là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam hiện nay.

Trước đây, Thừa Thiên Huế đã mở đường bay quốc tế từ TP. Huế kết nối với Luông Pha Băng (Lào), Xiêm Riệp (Campuchia) nhằm tạo sự kết nối giữa các cố đô của ba nước Đông Dương nhưng vì nhiều lý do, hiện nay tuyến bay này đã dừng khai thác. Tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn, thời gian tới sẽ khôi phục lại đường bay này để kết nối các điểm du lịch, đồng thời sẽ có nhiều sự kiện giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt Nam - Campuchia được tổ chức tại TP. Huế.

Bộ trưởng cao cấp Campuchia phụ trách biên giới Var Kim Hong bày tỏ vui mừng khi đến thăm Cố đô Huế và đánh giá cao việc lựa chọn nơi đây là địa điểm để tổ chức cuộc họp quan trọng này.

Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đại biểu cấp cao của Campuchia cũng sẽ tham quan khu vực Đại Nội và các điểm di tích trong Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa thế giới.

Tin, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top