ClockThứ Sáu, 30/06/2017 09:26

Thi để tuyển...

TTH - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Tại hội nghị sơ kết công tác tổ chức xây dựng Đảng ngày 28/6 vừa qua, UVTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đoàn Thị Thanh Huyền cho biết, Thừa Thiên Huế là 1 trong số 36 địa phương, bộ, ngành được chọn thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng theo hình thức thi tuyển. Thủ tục tuyển chọn mới tuy phức tạp, nhưng ban sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ để làm tốt việc thi tuyển và xem đây là một trong những đột phá trong công tác cán bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ là vấn đề hệ trọng không chỉ liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng cơ quan, đơn vị mà còn ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của cả hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước. Thực tế lâu nay việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ của chúng ta tuy được thực hiện khá chặt chẽ, quy trình bài bản nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Không ít trường hợp được bổ nhiệm “đúng quy trình” mà vẫn sai phạm. Một dạng khác là tranh thủ bổ nhiệm ồ ạt cuối nhiệm kỳ dẫn đến đơn vị sếp nhiều hơn lính hay bổ nhiệm người nhà… Chẳng thế mà dư luận râm ran chức này, chức nọ có “giá” chừng đó, chừng kia. Thực hư không rõ, tốt xấu bỏ chung một “giỏ”, thật đau lòng.

Thực ra việc thi tuyển chức danh lãnh đạo đã được một số địa phương, bộ, ngành thực hiện thí điểm cách đây mấy năm như tỉnh Quảng Ninh thi tuyển cán bộ lãnh đạo Ban quản lý vịnh Hạ Long và một số sở, ngành; Bộ Giao thông - Vận tải thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ... Tiếp đó một số địa phương như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long… cũng  tổ chức thi tuyển lãnh đạo một số sở, ngành. Tại Thừa Thiên Huế, năm 2015, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp phòng (giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông). Tuy chưa có tổng kết đánh giá cụ thể hiệu quả về việc thi tuyển lãnh đạo ở các bộ, địa phương trên nhưng điều thấy rõ là sự chuyển biến tích cực của các bộ, địa phương qua bảng xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới (tháng 8/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Phải đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh ở các khâu, kể cả khâu tuyển chọn, bổ nhiệm. Thi tuyển để tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”. Điều này được đông đảo cử tri cả nước đón nhận và kỳ vọng về việc xây dựng một chính phủ kiến tạo và phục vụ. Việc triển khai đề án thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo theo hình thức thi tuyển là bước đi cụ thể hóa quyết tâm trên.

Trước đây, việc tổ chức thi tuyển lãnh đạo ở các bộ, ngành, địa phương đều do các đơn vị tự triển khai nên cách làm khác nhau, nội dung thi thiếu sự thống nhất và hầu hết gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách, điều kiện bổ nhiệm. Nhưng hiện nay, đề án thí điểm có hướng dẫn cụ thể, quy định rõ ràng, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hình thức thi tuyển mới. Nguyên tắc tổ chức thi tuyển đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và đúng thẩm quyền phân cấp quản lý nhằm chọn được người giỏi nhất trong số những người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm. Đối tượng dự thi cũng được mở rộng gồm cả những người không công tác ở cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh, người không nằm trong quy hoạch và có thể không phải là đảng viên. Việc mở rộng đối tượng tham gia thi tuyển không chỉ tạo cơ hội bình đẳng cho những người thực tài mà còn giúp các cơ quan, đơn vị chọn được người có tài để đảm đương công việc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Để việc thi tuyển chức danh lãnh đạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo công khai, minh bạch, ngoài việc thực đúng các quy định, các cấp, các ngành cũng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ có đức, có tài mạnh dạn tham gia thi tuyển và không để kiểu thi “quân xanh, quân đỏ” chi phối để các cuộc thi thực sự là cuộc tuyển chọn người tài phục vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không bôi trơn

Nhưng thực tế lại không trơn tru, minh bạch như vậy. Ban đầu việc “bôi trơn” chỉ là cá biệt, nhằm được bỏ qua các thiếu sót về giấy tờ, thủ tục, được giải quyết nhanh chóng…

Không bôi trơn
Vị thứ và thực chất

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 do Thường trực UBND tỉnh tổ chức ngày 3/1 vừa qua, một trong những nội dung được dư luận quan tâm là việc công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính năm 2017 của các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Vị thứ và thực chất
Thẻ vàng, thẻ đỏ

Việc Ủy ban châu Âu (EC) vừa cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản của Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống nạn khai thác bất hợp pháp. Đây vừa là lời cảnh báo, vừa là thách thức đối với ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Thẻ vàng, thẻ đỏ
Đồng hành và sẻ chia

2017 là năm thứ 13 Ngày Doanh nhân Việt Nam được tổ chức. Đây là sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đồng hành và sẻ chia
Lấy lại niềm tin

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời giúp ngư dân hiện thực hóa giấc mơ đóng tàu lớn, hiện đại để vươn khơi bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lấy lại niềm tin
Return to top