ClockThứ Tư, 26/08/2020 08:51

Thị trường lao động sau “ngủ đông”

TTH - Đại dịch ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hàng triệu người là một việc. Song, một việc khác có thể nghiêm trọng hơn gây xáo trộn thị trường lao động là chuyện dịch chuyển lao động.

Học nghề hướng đến công việc ổn địnhDi cư & thị trường lao độngHương Thủy: Đề ra chỉ tiêu hơn 130 người đi xuất khẩu lao động năm 2019

Chưa ai có thể nói trước điều gì khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Hàng loạt doanh nghiệp buộc phải cắt, giãn việc làm vì không đủ chi phí để trả lương. Ở Huế, chúng ta đi một vài khu vực dịch vụ và du lịch sôi động vào bậc nhất dọc theo các con đường Lê Lợi, Nguyễn Sinh Cung, Đội Cung… sẽ thấy sự ảnh hưởng do dịch là như thế nào. Nhiều nhà hàng đóng cửa. Nhiều khách sạn “tối đèn”. Trên cả nước, trong quý II/2020 ghi nhận mức lao động thấp kỷ lục, chỉ khoảng 75% người trong độ tuổi lao động, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ –TB và XH).

Chúng ta thử hình dung, sau một thời gian “ngủ đông” của doanh nghiệp, người lao động bị mất việc làm sẽ xoay xở như thế nào!? Có cảm nhận rằng, người lao động có cảm giác “mỏi mòn" chờ đợi dịch đi qua. Và càng chờ đợi họ càng thất vọng, buộc phải tự mình tìm một lối thoát trong việc làm. Có muôn ngàn kế để mưu sinh: bán hàng online, chạy chợ, phụ việc. Bất cứ việc gì miễn là có thu nhập, dù thấp… Nếu là người ở quê lên phố, khi việc làm gặp khó khăn kéo dài, không đủ tiền chi phí cho cuộc sống thì họ tạm thời về lại quê.

Trong dòng chảy “hỗn loạn” của việc làm, có thể có người tìm ra những cơ hội mới có thu nhập cao hơn. Và họ quyết định chuyển hướng nghề nghiệp. Giả sử như sau dịch, kinh tế phục hồi, doanh nghiệp tìm lại các đơn hàng và ổn định đi vào sản xuất kinh doanh thì cũng có thể mất một thời gian không ít để ổn định lại nguồn nhân lực. Sự “đứt quãng” này, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (PLO) các doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, theo Bộ LĐ –TB và XH, dự kiến sẽ kiến nghị Chính phủ dành từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng để đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.

Ở Thừa Thiên Huế, theo Sở LĐ – TB và XH, 6 tháng đầu năm 2020, qua Trung tâm Dịch vụ việc làm, đã có đến hơn 3.000 người đăng ký xin việc làm. Số người giải quyết thất nghiệp đến hơn 3.500 người với số tiền chi gần 51 tỷ đồng. Một con số khác cũng cho thấy, mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu việc làm. Số người tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc làm như: Nhờ tư vấn tìm việc, chế độ chính sách lao động, dạy nghề… cũng tăng vọt, 6 tháng hơn 19.700 người.

Ở Thừa Thiên Huế, thị trường lao động thu hút nhiều nhất là dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng. Chúng ta thấy ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều lắm. Các công trình, đặc biệt là các công trình từ vốn đầu tư công vẫn được đẩy mạnh. Khu vực xây dựng tư vẫn có mức tăng trưởng nên đã tạo ra nhiều ngành nghề lao động liên quan. Khu vực dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng theo quan sát có thể thấy, thị trường lao động sẽ không bị xáo trộn nhiều lắm khi kinh tế phục hồi. Bởi những vị trí việc làm bị ảnh hưởng thường không đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao. Cho nên nếu có những biến động sau dịch thì cũng dễ tuyển dụng trở lại. Bằng chứng là sau một thời gian khống chế được dịch, các loại hình dịch vụ, du lịch mở cửa (nội địa) trở lại, lượng khách tăng đột biến nhưng các cơ sở vẫn đủ nguồn nhân lực để phục vụ. Lĩnh vực dệt may là ngành thâm dụng lao động nhất nhưng nguồn nhân lực vẫn đáp ứng đầy đủ.

Nói chung, đối với các ngành đòi hỏi có trình độ công nghệ và trình độ quản lý, tay nghề cao thì sẽ ảnh hưởng nhiều trước những xáo trộn của thị trường lao động. Xem ra, ở Thừa Thiên Huế có vẻ như khá yên tâm với thị trường lao động hiện tại - lao động, việc làm dễ bị ảnh hưởng nhưng cũng dễ phục hồi?

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

Theo kế hoạch, năm 2026 trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào sử dụng trên 80% cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cát tự nhiên. Dù có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng đến nay việc sử dụng cát nhân tạo vẫn chưa đạt kế hoạch.

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường
Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế
Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ

Sau khi ông Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/11 đã có phiên tăng điểm vô cùng mạnh mẽ. Thông tin trên cũng đã ngay lập tức có những tác động đáng kể tới tỉ giá đồng USD cũng như các mặt hàng khác như dầu và vàng.

Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Cách làm cv nhanh chóng
Return to top