ClockThứ Sáu, 08/06/2018 15:02

Thương hiệu và giá trị

TTH - Một thông tin rất được chú ý là xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục bứt phá trong cuối quý 2, khi Việt Nam vừa trúng gói thầu 50.000 tấn gạo xuất sang Hàn Quốc.

Xuất khẩu gạo là chuyện không mới, nhưng cái mới ở đây là sản phẩm gạo xuất khẩu là loại chất lượng cao, xâm nhập được thị trường khó tính, có nhiều quy định nghiêm ngặt về chất lượng, với mức giá cao gần gấp đôi so với gạo thông thường. Điều này cho thấy có sự thay đổi lớn trong tư duy, tổ chức sản xuất, gắn xây dựng thương hiệu với nâng cao giá trị nông sản Việt.

Việt Nam là nước nông nghiệp, có nhiều thế mạnh phát triển các loại nông đặc sản. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có một số ít nông sản khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới, còn lại phần lớn tiêu thụ chưa có nhãn mác khiến giá bán thấp và thiếu ổn định.

Tại hội thảo “Phát triển thương hiệu gắn với chuỗi giá trị các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế” được tổ chức đầu tháng 6 vừa qua, TS. Hồ Thắng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thông tin, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó đặc biệt là các đặc sản về ẩm thực và nông sản. Đến cuối 2017, có 65 đặc sản gắn với địa danh trên địa bàn Thừa Thiên Huế; trong đó đã có 31 đặc sản được hỗ trợ nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và đã có 1 chỉ dẫn địa lý, 28 nhãn hiệu tập thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương, từ năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt “Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản  tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”. Sau 4 năm thực hiện, dù đạt một số kết quả nhất định song việc xây dựng, tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản mang tính đặc thù của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là, các thương hiệu khi xây dựng chỉ dừng lại ở mức độ xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý, chưa có giải pháp đồng bộ tổ chức theo hướng như: quy hoạch sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, quảng bá phát triển thương hiệu một cách bền vững để tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đặc sản Huế vẫn chưa có thương hiệu làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường hiện đại; trong đó có sự liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, bán lẻ quy mô lớn.  Các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chưa nói chuyện xuất khẩu, các nông sản muốn “vào” được siêu thị, điều kiện đầu tiên là phải có nhãn mác rõ ràng. Khi có nhãn mác, giá trị sản phẩm cũng tăng lên. Đơn cử, một trái bưởi Năm roi có nhãn mác giá bán 50-60 nghìn đồng, trong khi trái bưởi bày bán ở chợ giá chỉ bằng phân nửa.

Để việc phát triển thương hiệu gắn với chuỗi giá trị các đặc sản hiệu quả, có rất nhiều công việc cần phải làm, từ việc nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu đến hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ ứng dụng quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ mới; hỗ trợ quảng bá thương hiệu, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho đặc sản… Tất cả những điều này cần có lộ trình, bước đi cụ thể và sự vào cuộc thực sự của tất cả các chủ thể, từ người sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng đến cơ quan quản lý Nhà nước; trong đó rất cần vai trò cầu nối của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top